Thể Lục Bát Trong Truyện Kiều - Lê Hữu Mục

Thể Lục Bát Trong Truyện Kiều
Lê Hữu Mục


Lục là sáu, bát là tám. Lục bát là một thể thơ thuần túy Việt Nam. Mỗi câu gồm 14 chữ chia làm 2 đậu; đậu trên gồm 6 chữ, và đậu dưới gồm 8 chữ. Số chữ trong đậu 6 và đậu 8 đều là số chẵn. Đó là điểm khác biệt căn bản với thơ Trung Quốc bao giờ cũng là số lẻ (5 hay 7 chữ).
    Lịch Sử Hình Thành Thể Thơ Lục Bát
    Về nguồn gốc, thơ lục bát thoát thai từ tục ngữ, ca dao. Căn cứ vào vần của câu thơ, lục bát rõ ràng là con đẻ của ca dao:
  1. Vần ở chữ thứ nhất câu dưới:
        Khôn cho người dái
        Dại cho người thương.
  1. Vần ở chữ thứ nhì câu dưới:
        Cơn đàng đông
        Vừa trông vừa chạy.
        Cơn đàng nam
        Vừa làm vừa chơi.
  1. Vần ở chữ thứ ba câu dưới:
        Đãi cứt sáo lấy hạt đa
        Đãi cứt lấy tấm mẳn.
  1. Vần ở chữ thứ tư câu dưới:
        Nhất sĩ nhì nông,
        Hết gạo chạy rông,
        Nhất nông nhì sĩ.

  1. Vần ở chữ thứ năm câu dưới:
        Gái không chồng như nhà không nóc
        Trai không vợ như cọc long chân
  1. Vần ở chữ thứ sáu câu dưới:
        Mồng tám tháng tám không mưa,
            Chị em bán cả cày bừa mà ăn.
             Lục bát bắt đầu định hình từ loại ca dao này, và song thất lục bát từ câu ca dao trên.
         Thời gian định hình của lục bát từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Trong thời gian này, giới trí thức chỉ lo làm các thể thơ gốc Trung Quốc mà vào thời đó gọi là gốc Hán. Các bài thơ đều viết bằng chữ Hán. Giới bình dân truyền miệng nhau những câu thành ngữ quen thuộc, những câu tục ngữ có giá trị đạo lý. Lúc đầu chưa có điệu, chưa có vần, nhưng dần dần được hoàn chỉnh để thành ca dao, với tiết điệu và âm vận rõ ràng. Thể lục bát xuất hiện, nhưng cơ cấu chưa thuần nhất. Tỉ dụ: Hễ đến tuần tế lễ này (Thiên Nam Ngữ Lục, c. 4963), hoặc Thái Hậu mừng rỡ bội phần (TNNL, c. 4703). Các chữ đếnhậu về sau này, khi thể lục bát đã ổn định, bị coi là thất luật. Trong Thiên Nam Ngữ Lục, loại thất luật này rất nhiều, điều ấy chứng thực rằng, vào thế kỷ XVII, thể thơ lục bát chưa hoàn toàn được thuần nhất về âm luật. Về vần, câu 8 còn được gieo vần ở chữ thứ tư. Tỉ dụ:
        Nghe nhau, ai nấy ngó nhau
        Một đứa nhổ sào, cả vạn cũng xuôi (TNNL, cc. 4685-4686)
Cách gieo vần này là một dạng gieo vần cổ. Đến thế kỷ XVIII thì biến mất, chỉ còn xuất hiện trong thể loại vè. Nhiều nhà nghiên cứu về lục bát lầm gọi đó là lục bát biến thể (Phạm Văn Hải, Sơ Lược Về Thể Lục Bát, Virginia, 1994, tr. 10). Thực ra, đó là lục bát cổ thể. Câu ca dao này được gieo vần như vậy là một câu ca dao được làm trước thế kỷ XVIII. Trong Truyện Kiều, cách gieo vần này hoàn toàn không còn nữa.

         Cơ Cấu Của Lục Bát Trong Truyện Kiều:
           Thể lục bát trong Truyện Kiều có một cơ cấu thi ca nhất định:
         - Về luật bằng trắc ta có:
Bảng 1:

        .B    .T    .B
        .B    .T    .Bv    .Bv
        .B    .T    .Bv

Bảng 2: Tỉ dụ
        (Trăm) năm (trong) cõi (người) ta,
        (Chữ) tài (chữ) mệnh (khéo) là (ghét) nhau
        (Trải) qua (một) cuộc (bể) dâu
            (Những) điều (trông) thấy (mà) đau (đớn) lòng.
    Dấu. trong bảng 1 chỉ rằng đó là vị trí của một chữ vần bằng hay vần trắc cũng được. Tỉ dụ những chữ có khép ngoặc ở bảng 2, chẳng hạn chữ trăm là B (tức bằng), muốn viết một chữ T (trắc) cũng được, như bốn năm, vạn năm, một năm… đều trúng cách. Đó là những chữ bất luận, nghĩa là không kể là bằng hay trắc. Muốn là bằng cũng đúng luật mà muốn là trắc cũng không sai luật. Riêng chữ thứ 7 câu 8, tuy cũng là một chữ bất luận, nhưng khuynh hướng chung ngả về chữ trắc. Trong Truyện Kiều, khuynh hướng ấy rất rõ.
    Có một trường hợp đặc biệt là khi câu 6 được ngắt theo dạng 3/3 và có tiểu đối, chữ thứ 2 có thể là T. Tỉ dụ:
        Mai cốt cách, tuyết tinh thần (c.17)
        Làn thu thủy, nét xuân sơn (c.25)
        Nền phú hậu, bậc tài danh (c.149)
Dù không có tiểu đối về hình thức thi pháp, nhưng lại làm nổi bật một sự mâu thuẫn gay gắt về nội dung tư tưởng, câu thơ cũng được làm theo lối phá thể:
        Đau đớn thay phận đàn bà (c.83)
    Chữ đớn là T, trong khi đáng lẽ phải là B. Có thể gọi đây là một trường hợp biến thể của lục bát, nhưng Nguyễn Du biểu lộ qua câu thơ này một ý thức phá thể rất rõ và rất có giá trị. Dạng này chỉ thấy xuất hiện ở câu 6.
    - Về vần:
    Thể thơ lục bát có hai loại vần: vần ở cuối câu (cước vận) và ở lưng chừng câu (yêu vận). Cước vận là đặc điểm của thi ca Trung Quốc và Tây Phương. Tỉ dụ:
        -Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên
        Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
        Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
        Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
            (Trương Kế, Phong Kiều Dạ Bạc)
        Thiên, miên, thuyền vần với nhau ở cuối câu
        -Souvent sur la montagne à l’ ombre du vieux chêne,
        Au coucher du soleil tristement je m’assieds,
        Je promène au hasard mes regards sur la plaine,
        Dont le tableau changeant se déroule à mes pieds.
    Chữ chêne vần với chữ plaine, chữ m’assieds vần với chữ  pieds, tất cả đều ở vào vị trí cuối câu cho nên gọi là cước vận. Trong Truyện Kiều, câu 8 vần với câu 6 cũng ở cuối câu:
        Chữ tài chữ mệnh, khéo là ghét nhau.
        Trải qua một cuộc bể dâu
        Chữ nhau và dâu vần với nhau ở cuối câu, đó là cước vận.
Đặc điểm của lục bát là vần lưng (yêu vận). Từ yêu vận tuy là chữ Hán, nhưng người Trung Hoa không hiểu nghĩa là gì, vì khái niệm về yêu vận là một sáng kiến hoàn toàn Việt Nam. Do đó, người Việt Nam chủ động và là những người chủ động duy nhất trên thế giới về phương diện thi ca. Nếu có người nào hỏi về những đặc điểm văn hóa Việt Nam, các bạn trẻ hãy mạnh dạn và hãnh diện cho họ biết về vần lưng trong thi ca là một đặc trưng tiêu biểu của tính sáng tạo văn học Việt Nam. Đây là một tỉ dụ:
        Đầu lòng hai ả tố nga
        Thúy Kiều là chị, em Thúy Vân (c.15-16)
    Nga là vần lưng, là yêu vận. Yêu vận khác với cước vận về vị trí. Cước vận nằm ở cuối câu; yêu vận nằm ở trong câu. Yêu vận còn khác với cước vận về luật âm hưởng: nếu yêu vận có dấu huyền (trầm bình thanh), cước vận phải có dấu (phù bình thanh) và ngược lại. Tỉ dụ:
        Mai cốt cách, tuyết tinh thần
        Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười (c.17-18)
        Vân xem trang trọng khác vời,
        Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang (c.19-20)
        Phân (phù bình thanh) ≠ mười (trầm bình thanh)
        Ngài (trầm bình thanh) ≠ nang (phù bình thanh)
Nếu mấy chữ phù bình thanh (thanh bằng nổi) và trầm bình thanh (thanh bằng chìm) có vẻ khó hiểu và kỳ cục, các bạn trẻ chỉ cần nhớ hai khái niệm trái ngược nhau, hay đúng hơn trái hướng nhau là nổi và chìm, có thể ghi bằng hai dấu + và -. Tỉ dụ:
        Phân (+) ≠ mười (-)
        Ngài (-) ≠ nang (+)
            -Về số câu:
    Trong khi thơ Trung Quốc có số câu hạn chế, thơ lục bát có thể tùy hứng kéo dài vô tận. Có thể chỉ là 1 câu, 2 câu, 3 câu, thể lục bát có thể phát triển thành 100 câu, như Truyện Kiều 3254 câu, Thiên Nam Ngữ Lục 8136 câu. Câu thơ lục bát gồm 2 đậu 6 và 8 bao giờ cũng phải tận cùng bằng đậu thứ 2 tức là chấm dứt ở câu 8 là câu chẵn.

            Nhịp Điệu Trong Thơ Lục Bát:
Nhịp điệu chính nằm ở dạng thức đối lập giữa B và T. Nếu B đứng ở vị trí giữa, hai bên là T. Tỉ dụ:

        T   B   T   (1)
    Ngược lại, nếu T ở giữa, hai bên là B. Tỉ dụ:

              B   T   B   (2)
         Thơ phú Việt Nam cốt yếu ở hai dạng đó, nhưng trong lục bát, ta chỉ có dạng 2 ở câu 6 và dạng BTBB ở câu 8. Vì yếu tố B nhiều hơn, ta có cảm tưởng thể thơ lục bát khó có thể phong phú và đa dạng về tiết điệu, và đó là một thách đố đối với các nhà thơ. Kinh nghiệm cho ta biết biên giới giữa thơ và vè rất mong manh trong cõi lục bát. Nhờ vào tài “cung thương lầu bậc ngũ âm”, Nguyễn Du dã phát triển tiết điệu thi ca một cách tài tình trong Truyện Kiều.

          -Nhịp điệu bình thường:

    Khi kể chuyện, Nguyễn Du sử dụng nhịp điệu bình thường, câu lục kéo dài trong 6 chữ đều đặn, câu bát tự phát triển một mạch trong 8 chữ liên tiếp;
    Trăm năm trong cõi người ta,


               Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
             

                       
    Giọng kể chuyện trải rộng, không dao động về một biến cố, không xôn xao một tâm trạng đặc biệt nào, không ánh lên một màu sắc nổi bật. Do đó mà ta có thể hình dung cả một đậu, cả một câu, cả một đoạn bằng một đường thẳng tắp. Đó là nói về những nhịp điệu bình thường. Nhịp điệu này không được kéo dài, vì kéo dài là gây độc điệu, gây buồn chán cho người đọc.
            -Nhịp điệu đột xuất:
           Câu thơ thay đổi tùy theo nội dung tình cảm và tư tưởng.
          . Khi được phân đôi: 3/3 ở câu 6, 4/4 ở câu 8, gợi ý tương lập hay đối lập:
                                   Mai cốt cách / Tuyết tinh thần
                 Bốn Phương phẳng lặng/ hai kinh vững vàng

.Khi muốn nhấn mạnh về thời gian:
        Ăn làm sao / nói làm sao / bây giờ
        Tẩy trần / mượn chén giải phiền / đêm thu
        Trước hàm rồng cá / gieo mồi / bưng tinh




108 missing diagram


Các bạn có thể theo phương pháp ngữ pháp học cơ cấu vẽ ra nhiều dạng thức cực kỳ biến chuyển phong phú. Tính đa dạng về nhịp điệu là một đặc điểm lớn của Truyện Kiều, nhờ đó tính thơ của thể lục bát xuất hiện như mây khói, làm cho câu thơ được bao bọc trong một bầu không khí mơ hồ huyền ảo như ở cõi tiên, cõi Phật.
           Với Nguyễn Du, thể lục bát đã được làm mới, với một cơ cấu chặt chẽ và một hình thức diễm lệ chưa từng có từ 3 thế kỷ trước. Nguyễn Du đã đưa thể thơ dân tộc lên đến mức phát triển cùng độ. Sau Nguyễn Du, giá trị của thể thơ lục bát không có nhà văn nhà thơ nào đưa lên cao hơn được nữa. Nguyễn Du là một nhà vô địch về lục bát, một ông vua về lục bát. Chính thể lục bát, với khả năng biến chế tinh vi của Nguyễn Du, đã nâng cao tầm vóc của Truyện Kiều, và đồng thời làm cho mọi người thấy rõ cuốn Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ là một tiểu phẩm. Nếu thay thế vào thể thơ lục bát, Nguyễn Du đã chọn thể thơ thất ngôn hay ngũ ngôn tràng thiên (thơ gốc Trung Hoa), chắc chắn Truyện Kiều không đạt được địa vị vinh quang ngày nay trên văn đàn quốc gia và thế giới.




109 missing diagram

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Couverture du livre

Bn Internet đánh máy ca Thư Vin Vit Nam Toàn Cu.

Gs Phm Th Nhung kiểm lại tháng 7 Năm 2015.