Giải Thuyết Nôm Học Một Số Chữ Nôm Trong Truyện Kiều


  1. Giải Thuyết Nôm Học
    Một Số Chữ Nôm Trong Truyện Kiều

1. Có lục (1) [c.8]

Lục là sao chép. Đây là danh từ, một bản văn đã được sao chép lại, đồng nghĩa với từ thoại của Nhật Ngữ mà Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn hay sử dụng như từ version của Pháp Ngữ. Chữ (2) phải đọc là , không đọc lẫn lộn với từ cổ (3). Phong tình, có lục còn truyền sử xanh, nghĩa là: Về loại chuyện tình, có một bản văn được lịch sử nhắc nhở tới, chuyện đó là chuyện tình xảy ra giữa Từ Hải và Thúy Kiều (x. Nguồn Gốc Truyện Kiều).

Các lục Truyện Kiều xuất bản trước 1975 phần nhiều phiên âm là cổ lục. Riêng tôi (Lê Hữu Mục), tại các Trường Đại Học (Huế, Saigon, Đà Lạt, Nha Trang, Long Xuyên, Tây Ninh…) tôi vẫn chủ trương phiên âm là có lục, khác với Giáo Sư Bửu Cầm chủ trương phiên âm là có lúc như Trương Vĩnh Ký. Sau năm 1975, các lục Truyện Kiều có uy tín (Đào Duy Anh, Nguyễn Quảng Tuân…) đều ghi là có lục. Tôi đề nghị nên căn cứ trên mặt chữ Nôm mà đọc Nôm. Nếu là chữ cổ thì đọc là cổ, nếu là chữ thì tất nhiên phải đọc là có. Các bản Nôm mà tôi có trong tay (bản CMT, KOM, CUT, QVĐ, DMT...) đều viết là có lục (1) trừ bản Phúc An Đường (PAĐ) in năm 1933 khắc là cổ lục. Đây là chuyện nhỏ nhưng rất quan trọng. Nó bắt buộc các nhà phiên âm chữ Nôm phải tự cảnh giác hơn để làm việc một cách khoa học. Đồng thời, và đây là một vấn đề có tính nguyên tắc. Nếu không chuyên về chữ Nôm, đừng lo chuyện văn bản (trừ trường hợp muốn có một văn bản đặc biệt).
_____ oOo _____​
Trang 73


2. Nghĩ (4) [c.12]

Chữ Hán là nghĩ, như nói suy nghĩ. Từ nghĩ đã đi vào ngữ vựng tiếng Việt, có thể dùng độc lập, như nói: tôi nghĩ. Gia tư, nghĩ cũng thường thường bậc trung. Về tài sản (của Vương Ông mà câu văn đang đề cập tới ), tôi cho rằng nó chỉ thuộc vào loại trung bình thôi. Ngoài từ nghĩ này, tiếng Việt cổ còn có hai từ tương tự là nghỉ (nghĩa là nó, va, ông ấy)nghỉ (nghĩa là dễ mà ta thấy có ghi trong ADR ). Bản TVK phiên âm đầu tiên là nghỉ (dấu hỏi), nhưng không chú thích; bản BK-TTK (1925) cũng phiên là nghỉ với lời chú thích là va, nó, ông ấy, hiểu gia tư nghỉgia tư của ông ấy, tức Vương Ông. Đây rõ ràng là Cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim vì đang nghiên cứu ngữ pháp tiếng Pháp cho nên đã bị ảnh hưởng của môn ngữ Pháp này, chú trọng đặc biệt đến chức năng của các hình dung từ chủ hữu (adjectif possessif, như son, sa, ses…), trong khi tiếng Việt rất lơ là với mọi loại chủ thể và thường lược bỏ.

Tỉ dụ, ngày nay ta vẫn nói: Nhà bạn tôi, tài sản không có bao nhiêu, từ tài sản không cần phải xác định là tài sản của ông ấy, của va… Do đó, từ nghỉ của lục BK-TTK không thể đứng vững được; còn lại từ nghỉ của ADR. Nghỉ ở đây nghĩa là dễ (facilis) như nói nghỉ làm là dễ làm, nghỉ học là dễ học. Gia tư, nghỉ cũng… nghĩa là gia tư, dễ cũng.. tức là gia tư có khả năng, có lẽ chỉ thuộc vào… Phó từ cũng đi sau từ nghỉ là để bổ túc ý nghĩa cho một động từ (nghĩ, dễ) hơn là một hình dung từ (nghỉ, nó, va…). Như vậy, chữ (4) nên đọc là nghĩ (nghĩ rằng, cho là) hay nghỉ (dễ). Thực ra, từ nghỉ này, được ADR ghi với dấu hỏi, chính là từ nghĩ (dấu ngã), vì vào thế kỷ XVII, tiếng Việt của chúng ta chưa ổn định về thanh điệu, dấu hỏi, và dấu ngã còn dùng lẫn lộn như ở Miền Trung ngày nay. Do đó, cách phiên âm đề nghị sẽ là: Gia tư, nghĩ cũng thường thường bậc trung (dấu phết, đánh sau gia tư). KOM: Gia tư xem cũng…


3. Hương Thu Thủy [c.25]

Đây là lục DMT (Duy Minh Thị). Hương, từ cổ, nghĩa là gương, còn thấy trong QÂTT, và ở nhiều địa phương. Chữ hương cổ này chắc là đã được Nguyễn Du dùng nhiều lần, nhưng vì không rành từ cổ (hay từ địa phương) cho nên các nhà phiên âm đã tự động đổi ra gương hay trăng.

Tỉ dụ: Nhặt thưa, gương giọt đầu cành (c.1133) X. sau. Gương thu thủy nói về con mắt đẹp một cách trực tiếp hơn là làn thu thủy, nhưng vì nhóm từ làn thu thủy đã quá quen thuộc, cho nên tôi chỉ nói đến từ gương để gợi sự chú ý của các nhà nghiên cứu khi đọc đối chiếu các bản Nôm. Bản DMT còn giữ được khá nhiều chữ Nôm viết theo lối cổ. Tôi sẽ đề xuất vấn đề này trong cuốn Khảo Về Nôm Học sẽ in vào năm 2000.
_____ oOo _____​
Trang 74

4. Tạn (5) [cc.41, 831, 1838, 2610, 2704, 2766]

Đây là một động từ cổ, có nghĩa là đụng tới, gần sát. ADR là người đầu tiên và duy nhất ghi được từ tạn này trong từ điển của ông in năm 1651. Trước khi nói đến từ tạn, ông cẩn thận phân biệt hai từ tậntạn là hai từ khác hẳn nhau. «Tận, hết: finis, is, tận thế, hết thế, finire mundum, finem mundi adesse ». Theo ADR, chữ tận là một từ Hán phải đi chung với một từ Hán, như tận thế, ta có thể nói thêm: tận lực, tận tâm, tận tụy… Ngược lại, ta không thể nói: tạn thế, tạn lực, tạn tâm, tạn tụy. Về từ tạn, ADR cho biết: «Tạn: pertingo, is (đụng tới, chạm tới, sát tới). Nước đã tạn gỗ, pertingit iam aqua ad lignum (nước đã đụng tới gỗ của tàu); tạn mây: usque ad nubes (đến sát mây); tạn blời: attingit coelum (đụng tới trời); đến cho tạn: accedere ita ut attingat (đi cho đến khi nào đụng tới)». Nguyễn Du đến sau ADR ba thế kỷ, vẫn phân biệt rành mạch hai từ tận tạn như ADR. Về chữ tận Hán Văn, ông viết bằng chữ Hán (6), và dùng tận đi đôi với chữ Hán khác: Khổ tận (c.3210). Về chữ tạn Nôm, ông viết bằng chữ tiện (7) và trong 7 trường hợp, chữ tạn đều đóng vai một động từ: tạn chân trời (c.41): sát đến chân trời; tạn mặt (c.1838): sát mặt (bắt quỳ tạn mặt: Hoạn Thư bắt Thúy Kiều quỳ xuống sát mặt Thúc Sinh ); tạn tay (c.1838): đụng vào tay (Hoạn Thư bắt Thúy Kiều mời làm sao cho tay nàng đụng vào tay Thúc Sinh ); tạn nơi: đi cho đến khi nào chân đụng chỗ ấy. Phải hiểu từ tạn theo nghĩa cổ của tiếng Việt mới thấy giá trị tuyệt vời của câu thơ 831: «Miếng ngon kề đến tạn nơi. Tất cả các lục TK đã không phân biệt hai từ tận tạn, trừ lục của Paul Schneider Xuân Phúc. Ông Phan Ngọc, trong phần hiệu đính cuốn Từ Điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh tái bản năm 1987, đã lầm lẫn khi khẳng định «tận Hán là động từ, mà tận Việt Nam có chức năng giới từ mà không hề dùng làm động từ, bởi vì các nghĩa của nó là hết, cạn, đều đã có các từ bản địa đảm nhiệm» (sđd, tr.417). Nói như vậy là nhà nghiên cứu về tiếng Việt đã không biết động từ tạn!


5. Trang (8) [c.32]

Cả câu 32 là: Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trang. Về nghĩa của từ trang, x. chú thích. Ở đây, xin nói thêm trang là một từ Hán chỉ cây đàn, như nói: Cầm nhất trang, kỳ nhất cục. Hồ cầm một trang: Một trang hồ cầm, một cây đàn hồ cầm. Về nghĩa của hồ cầm, x. chú giải. Có người đọc lầm một trang thành Ngải Trương, vì cho rằng chữ một (9), viết tắt (10) là chữ ngải (11). Thực ra, hai chữ rất xa nhau về tự dạng.


6. Xoang (12) [c.33]

Xoang là một điệu nhạc, do bản KOM ghi rất chính xác theo thanh luật, ghi là chương như ban CMT có lẽ vì không biết xoang là một thuật ngữ âm nhạc.
_____ oOo _____​
Trang 75


7. Một cung bạc mệnh (KOM, c.34)

Đây là danh xưng bản nhạc nổi tiếng của Thúy Kiều, do chính nàng sáng tác vào lúc còn rất trẻ. Từ cung phù hợp với âm nhạc hơn từ thiên (CMT) là một thuật ngữ văn học. Với nhạc phẩm Một Cung Bạc Mệnh và 4 lần trình tấu xuất sắc, Thúy Kiều đáng được ca tụng là «nữ hoàng xoang», «nữ hoàng nhạc hòa tấu».


8. Dủ (13) [c.37]

Các bản Nôm đều nhất trí viết như trên, các bản Quốc Ngữ cùng đều phiên là rủ, trừ Xuân Phúc và Đặng Quốc Cơ phiên là dủ. Tôi can thiệp như sau.

Trong từ điển VBL (1651), ADR phân biệt rất rõ dủrủ.

Tỉ dụ: Dủ ngành xuấng (dủ ngành xuống) là bin cành xuấng (vin cành xuống), nghĩa là làm cho cành cây dủ xuống. Từ dủ này được viết với phụ âm d. Về từ rủ, ADR cho ví dụ rủ nhau và giải thích là gọi nhau (convocare se invicem), hay là xúi nhau (vel incitare), hoặc khuyến khích nhau làm một việc gì (aut cohortari ad aliquid). Động từ rủ này được viết với phụ âm r. Trong một trường hợp khác, ADR than phiền là nhiều người sống chung quanh vùng Kẻ Chợ (tức Thăng Long, Hà Nội bây giờ) hay phát âm d thành r, và ông cho đó là một thói xấu cần tránh. Hiện nay, gần như không còn phụ âm d ở Miền Bắc nữa, chỉ còn d ở Miền Trung (đọc theo lối cổ là de) và ở Miền Nam. Ở Ninh Bình quê tôi, chính xác là vùng Phát Diệm, người ta phát âm Phát Diệm là Phát Riệm, dân là rân… Tuy phát âm d>r, nhưng khi viết, người ta vẫn phân biệt d ≠  r. Câu 37: Êm đềm trướng dủ màn che, dễ trở thành êm đềm trướng rủ màn che trong khẩu ngữ, nhưng trong văn bản, tôi đề nghị phiên là dủ như sự gợi ý của Học Giả Xuân Phúc. Tuy vậy, tôn trọng thói quen, tôi phiên âm dủrủ.
Các nhà Nôm học đã theo dõi (viết theo HTC) các diễn biến của những phụ âm d, r, gi một cách rất nặng nhọc. Riêng từ dủ (>rủ) đã trải qua 4 lần biến âm:
XIII-XIV  XV-XVI  XVII-XVIII  XIX-XX

Gủ              Gủ/Xủ        Xủ/Dủ        Dủ/Rủ

QATT          QATT       QATT          TK

VBL               VBL           VBL​

Xem bảng trên, rất có thể vào thế kỷ XIX, Nguyễn Du chỉ viết dủ với chữ Nôm (14) (như trong QATT và VBL), nhưng vì phát âm dủ thành rủ nên các học giả đã tự động thêm bộ thủ vào chữ dủ. Do đó, ta có chữ Nôm (15) mà nhiều học giả đọc rất đúng là rủ. Chữ này còn đọc là giũ ở câu 2930: Kiếp phong trần giũ bao giờ cho xong? (KOM). Bản ĐDA cũng phiên âm là giũ nhưng trong Từ Điển Truyện Kiều không thấy ghi từ này. Trong khi Giáo Sư Nguyễn Quảng Tuân tuy đã thận trọng phiên câu 2930 là: Kiếp phong trần giũ bao giờ cho xong, nhưng lại không chú thích về âm cũng như về nghĩa như ông thường làm.

Tôi phân biệt:
Dủ (trong trướng dủ)

Rủ (trong rủ nhau)

(trong chết rũ)

Giũ (trong giũ bụi)

Dỗ (trong dỗ dành)

Xõ (trong xõ mòn)​

_____ oOo _____​
Trang 76


Về từ này, quý Ông Đào Duy Anh, Phan Ngọc, và Nguyễn Quảng Tuân đều đọc là rũ. Ông Phan Ngọc giải thích, c.782: «rũ là trông như gục xuống… Con tằm khi nhả tơ ra thì thân thể dần đi mà thành con nhộng, đây chỉ vì chia tay mà buồn người. Rũ mòn (c.325): rũ xuống và mòn đi (Xương mai tính đã rũ mòn). X. TĐTK, tr. 387». Giáo Sư Nguyễn Quảng Tuân giảng câu tơ chia rũ tằm (c.782) như sau: “ý nói buồn đến nỗi trong lòng bị quặn đau như con tằm bị rút lấy tơ mệt lả đi, nằm ra» (sđd, tr. 114). Riêng câu 325, Giáo Sư Tuân lại thay chữ bằng chữ thâu: Xương mai tính đã thâu mòn, giải thích là: «từ lâu rồi gầy mòn ốm yếu» (sđd, tr. 73). Thực ra, chữ (16) ghi rất rõ về một tình trạng thân thể đang khỏe mạnh bỗng bị gầy mòn ốm yếu, và danh từ để chỉ tình trạng này đó là , viết với chữ xủ (17) (chữ Nôm) và bộ mạch để chỉ một thứ bệnh là bệnh gầy. Chữcòn được viết là (18) (chữ Nôm), không phải chữ thâu (19) là chữ Hán. Chính chữ này mà Ông Tuân đọc lầm thành chữ Hán thâu mà ta dám khẳng định hai chữ (20) và (21) đều đã ghi một âm rất chính xác là , như nói gầy xõ, xõ mòn (x. G, HTC). Các từ điển G, THTC cho ta một chữ viết bằng chữ , nhưng đó hiển nhiên là chữ Nôm hậu kỳ. Trong Từ Điển Chữ Nôm của tôi (sắp xuất bản), viết chung với con gái tôi là Lê Thị Hiền Minh, tôi sẽ dùng chữ của Nguyễn Du.

Về từ rủ rỉ (c.2851: Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ), từ điển ADR vừa viết dỉ (tỉ dụ: Nói dỉ, nói di dỉ là nói vào bên tai một điều gì bí mật) vừa viết rỉ (nói sẽ sẽ, rỉ rỉ), nhưng căn cứ vào mặt chữ Nôm (22), rõ ràng là âm dủ dỉ có trước, rồi sau mới phát âm uốn lưỡi mà thành rủ rỉ. Vào thời Nguyễn Du, chắc chắn không còn từ dủ dỉ nữa, chỉ có từ rủ rỉ. Các bản Quốc Ngữ đều phiên âm câu 2851 là Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ, chỉ có Đào Duy Anh phiên âm là Bẽ bài rầu rĩ tiếng tơ (x. Từ Điển Truyện Kiều, bản in lần thứ nhất, khi chưa có sự hiệu đính của Ông Phan Ngọc).
_____ oOo _____​
_____ oOo _____​Trang 77

9. Dàu Dàu (23) [c.58]

Từ này, miền Nam biến thành xàu, Miền Bắc thành nhàu, nghĩa là héo khô; nói về cây cỏ, hoa lá, bắt buộc phải phiên âm là dàu dàu như trong bản Hà Huy Giáp, Nguyễn Thạch Giang (Hà Nội, 1973), bản Xuân Phúc (Editions Thanh Long, Bỉ, 1986), bản Nguyễn Quảng Tuân (Việt Nam, 1996)… không phiên là dầu dầu, hay rầu rầu như trong bản Đào Duy Anh, Phan Ngọc (Hà Nội, 1987) vì từ rầu rầu được viết Nôm là (24), tự dạng khác hẳn. Các câu 656, 784, 1051 đều nên sửa lại là dàudàu dàu.

Chữ (25) trong câu 762 và câu 1002 cũng phải được đọc là dàu. Mới dàu cơn vựng, chưa phai giọt hồng (c.762); Giấc mê nghe đã dàu dàu vừa tan (c.1002). Dàu ở đây nghĩa là đã nhẹ bớt; cơn vựng mới dàu: Cơn ngất xỉu đã giảm bớt; Giấc mê đã dàu dàu: giấc mê đã nguôi ngoai, đã nhẹ đi dần dần. Bản BK-TTK phiên là giầu, từ này không có trong từ điển cũng như không có trong khẩu ngữ. Bản ĐDA-PN đọc là dầu, và dẫn chứng từ điển Taberd. Tôi đã tra lại nhưng không thấy từ dầu này. Génibrel dịch dàu là: amollir (làm cho mềm đi, nhuyễn hóa), attendrir (làm cho bớt cứng), adoucir (làm dịu đi, bớt đi, nhẹ nhàng hơn). Tỉ dụ: dàu giận (tan cơn giận, nguôi giận), cơn bệnh đã dàu dàu (đã bớt đau, đã giảm bệnh).

Trong các trường hợp còn lại, chữ (26) đều được đọc là dầu.

Tỉ dụ dầu để thắp đèn (c.251, 712, 1884, 1923, 2082, 3234) dầu, như dầu mà: dù mà. Câu 697 có 3 chữ dầu có thể là chữ dầu này: Phận dầu, dầu vậy cũng dầu, hiểu là: số phận dù là thế nào đi chăng nữa cũng phải bằng lòng như thế, ý cũng tương tự như câu 679: Phận sao đành vậy cũng vầy. Theo ADR, dầu vậy là boni consulere (bằng lòng chấp nhận như vậy). Taberd nói rõ hơn: quod factum est, factum est (điều gì đã làm rồi thì là làm rồi). Cũng dầu: vẫn theo ADR là cũng mặc kệ, không kể nữa. Hiểu như vậy là đúng tâm trạng Thúy Kiều lúc đó. Nàng đang nghĩ đến Kim Trọng, thương cho người yêu cũ đã mất bao nhiêu công phu đeo đuổi, thế mà bây giờ vì sự «lật lọng» của nàng (theo lời văn của bản kinh) mà bị thiệt thòi (đúng như chàng đã tiên liệu), thì bây giờ nàng phải làm sao? Kiều khóc lóc thảm thiết, nhưng tỏ ra rất cứng rắn. Nàng quyết định: Đã như thế thì đành vậy, rồi ra sao thì ra. Phải công nhận câu thơ này là một câu thơ bậc thầy mới viết nổi. ĐDA-PN đọc câu này là: Phận rầu dầu vậy cũng dầu, hiểu là số phận đã buồn khổ như vậy, không đủ rõ nghĩa.

Trang 78

10. Chút đích (27) [KOM, c.76]

Chữ đích gốc là chữ trích [hay đích] (28) là giọt nước, vật nhỏ không đáng kể. Trương Vĩnh Ký giảng chút đích là chút đỉnh, chút xiểu, tức chút xíu. Bản CMT viết đíchước (29), ai theo bản này thì đọc là chút ước. Ở trên (c.74), khách đã nói: Khéo vô duyên bấy, bấy là nhiều, thì bây giờ khách nói thêm: chút đích, một chút ít gì đó để cho khỏi vô duyên. Hiểu như thế câu thơ có vẻ nhất quán hơn. Chút đích là: nếp tử, xe châu và nấm mồ chôn vội. Như thế là quá hậu hĩnh đấy chứ, nhưng tấm lòng của khách viễn phương quá tốt lành, cho thế vẫn là chưa đủ, vẫn là còn ít quá! Nhờ chữ chút đích này, tôi hiểu rõ hơn tấm lòng quý hóa của người khách viễn phương này. Nó tương phản hoàn toàn với hành động dã man của bọn đã phượng chạ loan chung với Đạm Tiên rồi bỏ rơi nàng không thương tiếc. Ta có thể so sánh đoạn văn này với dụ ngôn người Sa-ma-ri-ta-nô tốt lành trong Tân Ước (Lu-ca, 10, 25-37) để giải thích thế nào là từ bi, bác ái.

Về chữ chút, xin để ý đến câu 388: Lấy lòng gọi chút sang đây tạ lòng. Gọi chút là gọi cái gì? Kiều muốn nói: tôi có chút thì trân (c.377) tôi xin «thức thức sẵn bày» để chàng dùng cho vui. Vì ở trên đã nói rõ là «thì trân thức thức sẵn bày» cho nên khi gặp Kim Trọng, Kiều chỉ cần nhắc đến chữ chút là người đọc đã hiểu cái chút ấy là gì rồi, không cần nhắc lại, cũng không cần nói rõ là chút ước hay chút đích gì nữa. Bản ĐDA-PN chú giải: «Chút ước là ước hẹn với nhau chút đỉnh. EN và nhiều bản Quốc Ngữ phiên là chút đích mà cắt nghĩa là chút đỉnh là lầm chữ ước (29) với chữ đích (28)» (sđd, tr. 123). Thực ra, không có ai lầm cả, mà chỉ vì người ta căn cứ vào bản Nôm KOM mà thôi. Có lẽ chính CMT đã lầm lẫn thì có, và làm cho nhiều người khác lầm theo.

11. Vung (30) [KOM, 144]

Cả câu: Một vung như thấy cây quỳnh cành dao. Đây là phiên âm theo KOM. Trong bản CMT, chữ (31) lại không đọc là vung (cái vung để đậy) mà phải đọc là vùng (vì có bộ thủy chỉ một nơi có nước như vùng đồng bằng có nhiều sông ngòi). Taberd cũng phân biệt rất rõ. Khi viết chữ vung, ông dùng bộ thổ + bông: (32). Khi viết chữ vùng, ông dùng bộ thủy (33). Cách viết hợp lý này được các nhà làm từ điển lớp sau hoàn toàn chấp nhận. HTC và G đều viết hai chữ vungvùng đúng như Taberd đã viết. Như vậy, đọc KOM và CMT, ta cũng nên để ý đến cách viết của hai ông mặc dầu sự phân biệt của hai nhà Nôm học này cũng không được rành mạch như các nhà từ điển học. Tôi theo KOM đọc chữ (34) là vung: «Một vung như thấy cây quỳnh cành dao», khác với các bản Quốc Ngữ thường đọc theo CMT: Một vùng như thể cây quỳnh cành dao. Vung trong KOM là nói về dáng đi nhịp nhàng của Kim Trọng. Lúc trông thấy Thúy Kiều từ đàng xa, chàng đã vội vàng xuống ngựa và từ từ tiến về phía Vương Quan. Dáng đi khoan thai và cố ý làm sao cất bước và giơ tay một cách vô cùng lịch sự. Thúy Kiều đứng nép vào dưới cụm hoa (có lẽ là cụm hoa hồng) làm ra vẻ như e thẹn lắm, không dám nhìn Kim Trọng, nhưng thực ra cô ta đã không bỏ qua một cử chỉ nào của chàng.
_____ oO0 _____​
Trang 79


Trong mắt cô lúc ấy, Kim Trọng như được kết bằng ngọc ngà. Vì chàng mặc áo màu xanh da trời, cho nên Thúy Kiều có cảm tưởng như đang được trông thấy một cây quỳnh màu hồng có những cành ngọc dao xanh thắm đang đi tới chỗ nàng đứng nép. Chữ «cây quỳnh» là để chỉ thân hình Kim Trọng. Có lẽ người chàng cũng khá cao, cho nên Thúy Kiều mới có cảm tưởng đó là một loại cây quý. Cây quỳnh, tức ngọc quỳnh, thứ ngọc màu hồng (rubis, pierre précieuse transparente d’un rouge vif nuancé de rose ou de pourpre). Hai tay chàng vung lên nhè nhẹ khi chàng đi trông giống như hai cành cây làm bằng ngọc dao (jade), thứ ngọc màu xanh trong rất đẹp, trông long lanh như có màu trắng của sữa. Màu quỳnh là màu của da mặt, của đôi môi Kim Trọng, màu xanh là màu áo của chàng văn nhân, của con người trí thức quý phái. Kiều không bỏ sót một cử chỉ nào của Kim Trọng. Nàng quan sát chàng rất kỹ. Cả thế giới chung quanh đều biến mất, nàng không thấy đám cỏ xanh đâu nữa, chỉ thấy Kim Trọng với thân hình đẹp đẽ và hai cánh đang vung lên của chàng. Chính vì vậy mà Kiều (cũng như Kim Trọng), cả hai đều «tình trong như đã, mặt ngoài còn e» (c.164), và cả hai đều «chập chờn cơn tỉnh cơn mê » (c.165). Tiếng sét ái tình đã đánh ngã họ. Cả hai đều chỉ còn thấy nhau, chỉ thấy tim họ đập rộn ràng, và không ai muốn ra về nữa, vì họ còn thấy đường đâu nữa mà đi. Tôi hiểu đoạn thơ này như vậy, cho nên tôi không chấp nhận thoại CMT: «Một vùng như thể cây quỳnh cành dao». Nếu ta chuyển cái nhìn của Thúy Kiều hướng về cảnh vật chung quanh, kỹ thuật mô tả của Nguyễn Du thiếu tập trung. Nguyễn Du không bao giờ tả cảnh để mà tả cảnh. Cảnh như vậy là một thứ cảnh không có linh hồn, một thứ cảnh chết. Vả lại, đoạn thơ này nhắc ta nhớ lại câu thơ nói về Vương Diễn (x. chú thích). Câu thơ tả phong thái của Vương Diễn chứ không tả cảnh vật. Thúy Kiều đọc sách nhiều, khi trông thấy Kim Trọng chắc đã liên tưởng đến Vương Diễn. Dó đó, chỉ chú ý đến con người mà thôi, không biết gì đến cảnh vật.
_____ oOo _____​
Trang 80


12. Nghễ(35) [c.168]: Khách đà lên ngựa, người còn nghễ theo

Các bản Quốc Ngữ đều phiên là ghé (BK-TTK, TVK, NTG, ĐDA-PN, NQT, XP…). Chữ nghễ còn đọc nghé, nghía (ngắm nghía, c.299). Nghễ là chữ Hán nghễ (36), như nói bễ nghễ, đưa mắt nhìn nghiêng. Từ này hiện còn rất thông dụng ở Miền Trung, nhất là ở Huế, nơi có nhiều « người quốc sắc, kẻ thiên tài » (c.163). Từ nghễ biến trại thành nghé, nghía; từ ghé có lẽ gốc ở từ Hán nghi (hay nghị) (37), nói về thuyền hay tàu bè ghé bến để đậu. Từ ghé không dùng một mình.

Tỉ dụ, ta nói: Ghé mắt, ghé thuyền, ghé đến nơi, ghé đến. Bản BK-TTK ghi là ghé theo, nhưng phải chú thích là ghé mắt theo; chỉ có từ nghễ (hay biến âm của nó là nghé) mới có thể dùng một mình, không cần bổ ngữ.

Nếu là chữ nghễ, tại sao không viết bằng chữ Hán là (36)? Rất dễ hiểu. Đó là một cách viết Nôm rất thông dụng bằng cách Nôm hóa chữ Hán.
Tỉ dụ chữ siêu, cái siêu đun nước, gốc là chữ Hán (38), ta viết là (39) vì cái siêu của ta được nặn bằng đất chứ đâu có làm bằng kim loại. Ngay chữ bôn ba (40) là chữ Hán thông dụng mà Nôm cũng viết là (41) thì đủ thấy hiện tượng Nôm hóa chữ Hán rất là phổ biến. Cũng may cho chữ Hán là chữ Nôm bị bức tử quá sớm, nếu không thì ngày nay nhiều chữ Hán đã bị Nôm hóa toàn bộ.

Tôi dùng chữ nghễ để phục hồi một từ Nôm cổ, để phổ biến từ Nôm địa phương, để chứng minh sức sống mãnh liệt của chữ Nôm chống lại chữ Hán, và nhất là để ghi đậm nét hơn cái tâm hồn giàu tình cảm lãng mạn của cô bé Thúy Kiều. Chỉ có từ nghễ mà tôi nhiều lần được nghe từ miệng các học trò của tôi ở Huế mới diễn tả được tâm trạng này của Thúy Kiều.


13. La tha (42) [KOM, 170]

Trong văn bản do Dược Sĩ Đặng Quốc Cơ chú thích, và do tôi nhuận sắc, chúng tôi vẫn ghi theo các bản phổ thông là thướt tha: «Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha». Ở đây, vì chú trọng tới chữ Nôm ghi trong bản KOM, tôi xin gợi ý các bạn trẻ chú ý đến từ la tha rất cổ và rất hay này. Sở dĩ trong văn bản chúng tôi không dùng từ la tha thay thế cho thướt tha vì tôi là người đề nghị dùng từ ấy chưa tìm ra được một ngữ chứng nào cụ thể trong các từ điển, hoặc trong khẩu ngữ. La tha nghĩa là buông xuống một cách từ từ, chậm chạp (theo KOM).


14. Các câu 239, 240, 241, 242

Bản Nguyễn Quảng Tuân:
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,
Nách tường bông liễu bay ngang trước mành.
Hiên tà góc bóng chênh chênh,
Nỗi riêng riêng trạnh tấc riêng một mình.

Các bản Quốc Ngữ đều đã chọn lục KOM để tránh lạc vần: chênh chênh/tấc riêng (x. văn bản). Ông NQT chọn lục này nhưng không nêu lý do. Thực ra vần ênh/iêng chưa chắc đã là lạc vận như bản BK-TTK đã chú. Tuy nhiên, Nguyễn Du hình như không thích phiêu lưu trong những trường hợp bấp bênh ấy. X. sau.
_____ oOo _____​
Trang 81

15. Gạc (43) [CMT, 247] Cả câu: Sầu đong càng gạc càng đầy.

Tôi đã viết khá dài dòng về từ gạc này trên Báo Làng Văn số 149. Thực ra, như ta đã thấy, đó là chữ khắc chứ không phải là gạc, và nếu theo đúng mặt chữ, nên phiên âm câu 247 là: Sầu đong càng khắc càng đầy.

Chữ (44), tuy chữ Hán là chung, tôi đọc là đong vì tôi biết đây không phải là chữ Hán mà là chữ Nôm. Ông Tuân cẩn thận đã chú thích có thể chữ (45) đông đã bị khắc sai thành chữ (44) chung. Nếu nghi ngờ là viết sau, chữ đầy cũng viết sai là chữ dày, vì chữ đầy phải được viết là (46) [ thủy + đài ] như bản KOM mới thực là đúng mặc dầu ai cũng biết chữ đầy trong các từ điển đều được viết .theo QVĐ. Bản KOM viết: Sầu đong càng bạt càng đầy, chữ (47) là chữ bạt chứ không phải là gạt mặc dầu nó rất giống chữ (48) mà ta có thể đọc là ngạt, ngặt, ngắt, gạt. Học Giả Nguyễn Quảng Tuân có lẽ vì quá vội vàng nên đã đọc chữ bạt ra chữ gạt. Sau khi đã đối chiếu nhiều bản Nôm và các bản Quốc Ngữ, ông đã chấp nhận chữ lắc là hay hơn cả: Sầu đong càng lắc càng đầy, nhưng vẫn thú nhận chữ lắc là một chữ được sửa lại và không tìm thấy trong một bản Nôm nào. Trong bài báo của tôi đăng trên Làng Văn nhan đề là: Sầu đong càng gạt càng đầy, tôi đã chứng minh chữ lắc là do chữ khắc mà ra. Theo luật KL mà ta thấy trong những cặp từ kiểm/liễm, các/lác; ngay chữ khắc cũng có một chữ đối âm là lặc (49) nghĩa là khắc trên đá, viết lách. Đồng thời, tôi cũng chứng thực luật KH>G của chữ Nôm.

Tỉ dụ: khương/gừng, khương/gương, khảy/gảy. Như vậy, chữ khắc đọc là gạc rất là hợp lý. Gạc là một thuật ngữ về đo lường, x. chú thích. Câu 247 phải phiên là sầu đong càng gạc càng đầy mới lột được tài năng dùng chữ siêu đẳng của Nguyễn Du. Đong là đo thể tích chất lỏng (như dầu, rượu) hay đồ có hạt (như ngũ cốc); đã đong thì phải dùng đấu, đong vào những đồ đựng lớn như thạp, chum, kiệu, những đồ đựng không thể lắc một cách dễ dàng như một cái lọ, cái chai. Gạc (nói theo Miền Trung) hay gạt (theo Miền Bắc) là dùng đồ vật bằng gỗ hay bằng tre đưa ngang miệng đồ đong để bỏ đi phần cao hơn cái miệng đồ đựng. Trong trường hợp này, phải dùng từ gạc là một thuật ngữ chứ không thể dùng từ lắc là một từ nói chung. Tôi đề nghị bỏ hẳn từ lắc và chọn từ gạc.
_____ oOo _____
Trang 82

16. Gon (50) [c.248] Cả câu là: Ba thu gon lại một ngày dài ghê

Chữ (51) (thường đọc luân, luận, Nôm cổ đọc là gon, gọn) là của bản CMT (thường được các nhà nghiên cứu gọi là bản QVĐ). Trong KOM, ta lại thấy chữ (52) đọc dọn là rất đúng: Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. Vấn đề là chọn chữ gì đây? Giáo Sư Nguyễn Quảng Tuân quả quyết là chữ dồn. Tất cả bắt nguồn từ âm dồn, thường thường chữ dồn được viết bằng âm cổ đồn (53). Do đó, người ta lấy chữ đồn biểu âm, phụ âm cổ đ muốn biểu âm d hiện đại phải qua phụ âm de.

Tỉ dụ:
Chữ Nôm      biểu âm      chữ thế kỷ XV-XVII      chữ hiện đại

(54)                   đại                     deạy                          dạy

(56)                    đỗ                      deổ                            dỗ

(58)                     đồ                      deò                            dò

(60)                     đồn                    deồn                          dồn

(61)                     đồn                    deọn                           dọn​

Như vậy, chữ đồn trong bản Nôm KOM nên đọc là dọn hơn là dồn. Có nhiều bản đọc là dọn (BK-TTK, ĐDA-PN, …) có bản đọc là dồn (TVK, NMT…); đó là đọc theo bản KOM. Theo bản CMT, ta phải đọc là gon, hay gọn, đúng như cách đọc cổ mà HTC đã giữ được. Điều này cho biết, một trong nhiều phụ âm dùng làm biểu âm cho phụ âm g có phụ âm l.

Tỉ dụ:
Chữ biểu âm              âm                từ                   nhân chứng

(64)                         luân, luận      gon, gọn (65)        HTC

(66)                          lợi                         gợi (67)           G

(68)                           lại                          gại (69)           G​


17. Cới trêu (70) [c.264]

Các bản Nôm TK và các từ điển cổ đều đồng ý chứng nhận cới trêu là một từ có thật. Các từ điển đều lấy chữ cải của chữ Hán để biểu âm. Các bản TK có viết khác nhưng đều lấy âm của các chữ khỉ (hay khải) để biểu âm.

Tỉ dụ:
HTC           cới trêu             cải > cới

G               cới trêu              cải > cới (71)​

CMT           cới trêu              cải > cới (72)

KOM           cới trêu              kí + thủ > cới (73)

LVĐ            cới trêu             khỉ + thủ > cới (74)​

Như vậy, từ cới trêu là một từ có thực, được từ điển ghi chép và các Học Giả TK ghi âm. Phiên cới trêu thành khảy trêu (TVK, NQT), khẩy trêu (ĐDA), khơi trêu (BK-TTK) đều là phiên âm sai. Chỉ có Học Giả Xuân Phúc là người duy nhất đã ghi đúng.

HTC phân biệt:
Cải                                cới (75)

Cải + thủ                       gảy, khảy (76)​

(Còn Tiếp)


#18
  1. PH44
PH44 Người thân Tình Nguyện Viên
Trang 83
Giải Thuyết Nôm Học
Một Số Chữ Nôm Trong Truyện Kiều
(Tiếp Theo)


18. Liên lý (77) [c.311]

Các bản Nôm đều ghi là lân lý (78). Chữ này có vẻ là chữ Hán, nhưng không phải là chữ Hán. Nó chính là chữ liên lý của chữ Nôm cổ có ghi trong ADR và T với nghĩa là sine intermissione, nghĩa là: không dứt, không ngớt. T viết chữ liên theo kiểu chữ Nôm là (79) tức chỉ lấy âm của chữ liên Hán văn (80) (nghĩa là thương yêu, như nói liên mẫn, hay lân mẫn.
Câu 311: «Sinh rằng: Liên lý ra vào», Kim Trọng nói: Tôi vào ra chỗ này hoài… Kim Trọng không nói dối đâu. Ta cứ đọc những câu từ 283-310 thì thấy chàng đã nhiều lần ra vào chỗ sân nhà Thúy Kiều. Giáo Sư Nguyễn Quảng Tuân đọc là lân lí và giảng như sau: Lân là xóm, lý là làng, tức là xóm làng, đây ý nói chỗ láng giềng hàng xóm với nhau (sđd, tr.72). Học Giả ĐDA và PN giảng lân lý là cái làng bên cạnh, ở đây có nghĩa là nơi gần gũi (sđd, tr.260). Tôi thiết tưởng nên trả lại chữ liên lý cho chữ Nôm và giảng nghĩa như T là đúng nhất với trường hợp ứng xử của Kim Trọng.


19. Bắc ngọn tường (c.319). Cả câu: Thang mây rón bắc ngọn tường

Bắc là bắc thang, bắc thang vào tường rồi leo lên. Chuyện rất đơn giản nếu ta phiên chữ (81) là bắc. Các bản Nôm ghi câu này rất khác nhau:
Bậc mây rón bước ngọn tường (LVĐ, KOM)
Vén mây qua bước ngọn tường (QVĐ)​

Các bản Quốc Ngữ do đó cũng phiên âm khác nhau hẳn.
Bậc mây rón bước ngọn tường (BK-TTK)
Bực mây dón bước ngọn tường (ĐDA-PN)
Vén mây nhón bước ngọn tường (TVK)
Thang mây rón bước ngọn tường (HĐH, NQT)​

Tôi không hiểu tại sao nhóm chữ bước ngọn tường lại được mọi người đồng ý trong khi lục bản HĐH và NQT rất rõ ràng là thang mây rón (rén) bắc (qua) ngọn tường. Nếu là bước, làm sao bước được trên ngọn tường, trừ ra có tài đu bay. Thực ra, lỗi chỉ ở tại chữ bắc đã viết với bộ túc thành bước trong khi các từ điển và nhiều bản Nôm viết bắcbước như nhau, nghĩa là không có bộ túc. Bắc thang là scalam admovere. Anh chàng Kim Trọng kiếm đâu được cái thang làm bằng mây (đằng: Rotin), vội đặt đầu thang vào tường, rồi leo lên để nhìn sang chỗ Thúy Kiều đứng, chỉ đơn giản vậy thôi, chứ không phải chàng ta đã vội vàng leo lên đầu tường, rồi bước đi trên đó. Nếu làm được như vậy, chàng chả cần phải rón, tức là rón rén, thu hình lại để trèo lên một cách cẩn thận từng ly từng tí (kẻo ngã).
_____ oOo _____​
Trang 84


20. Dáu bèo (c.330)

Các bản Nôm đều viết dáu dấu (82), và do đấy, các bản Quốc Ngữ đều phiên âm câu 330 là: «Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?»

Bản BK-TTK chú: «Đài gương cũng như đài trang là chỗ người đàn bà ở, nghĩa rộng là nói tôn người đàn bà. Dấu bèo là nói phận nhỏ mọn, lời Kim Trọng nói khiêm».

Bản NQT: «Đài gương là cái giá để gương cho phụ nữ trang điểm; đây chỉ người con gái cao sang. Dấu bèo, dịch chữ bình tung, nói cảnh bèo trôi trên mặt nước chẳng để dấu vết gì. Cả câu là lời Kim Trọng nói khiêm, mình chỉ là một thư sinh chưa có danh vọng còn lang thang du học không biết có được Cô Kiều là bậc cao sang để ý đến không?» (sđd, tr.74) Bình tung đúng thực là dấu bèo, nhưng từ ngữ này nhấn mạnh về tính phiêu lưu bất định của bèo. Như trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trải, chứ không như trong thơ của Giáp Hải, đã khai triển những giá trị tuyệt đối của bèo. Kim Trọng nói khiêm, đúng vậy, cho nên chàng đã không nói tới cái dấu bèo, chữ Hán là (83) lân hành (hay lân kinh) tức là cái củ, phần mọc ở dưới lòng đất hay dưới nước, thường được dùng để chỉ những cái gì nhỏ mọn, không đáng kể, đồng nghĩa với lân trảo. Bèo là một loại thực vật nhỏ mọn, ở đâu cũng có, không có giá trị gì. Cái củ mọc ở dưới chân bèo lại càng nhỏ mọn hơn nữa, không có gì đáng giá. Khi Kim Trọng tự ví mình với cái dáu bèo, tức là chàng đã nói khiêm cùng cực, coi mình như con giun đất muốn đi yêu một ngôi sao. Ngôi sao ở đây được Kim Trọng gọi là đài gương. Các tác giả Từ Điển Truyện Kiều hiểu đài gương là kính đài, và bác cách hiểu đài gương là gương sen. Lý do là vì gương sen thì làm sao mà soi? Nhưng nếu đúng như vậy, cái kính đài phải đặt ở đâu để cho nó có thể soi xuống «dáu bèo»? Phải khiêng nó ra ao? Phải đặt nó nổi trên mặt nước? Khó quá! Thà hiểu là cái gương sen đi, và đã gọi là gương thì phải soi được chứ nếu không thì làm sao gọi được là gương?

Đó là nói về nghĩa. Ở đây, tôi chỉ muốn nói về chữ. Chữ dấu viết với bộ túc và chữ dậu là một chữ Nôm hậu kỳ, nghĩa là chữ Nôm đời Tự Đức trở đi, thời của CMT và KOM, không phải thời Nguyễn Du. Vào thời Nguyễn Trải, chữ dấu được biểu âm bằng phụ âm đ, tức bằng phụ âm đ trong chữ đấu. Mỗi lần câu thơ thất ngôn có 7 chữ mà có chữ dấu là y như trở thành lục ngôn (6 chữ) tức là mất đi một chữ. Tôi cho là vì chữ dấu cổ được đọc bằng 2 âm; chữ dấu có 2 âm này (gọi là song tiết) được viết trong ADR là deáu (như các chữ deạy, deổ đã nói ở trên). Ta cứ thử yêu cầu người Huế đọc chữ deấu này thì rõ ràng là ta nghe thấy hai âm: dy ấu, dy là một âm, ấu là âm thứ hai. Đó là ngữ chứng còn sống. Khi ta phát âm dy thành z (đọc gần như chữ j của tiếng Pháp), chữ dấu co lại thành đơn âm, và đó là chữ dấu của người Bắc ngày nay. Muốn biểu âm cho chữ này, ta đã có sẵn chữ dậu (84), và ta thêm bộ túc (85) để chỉ đó là một dấu vết để lại sau khi đã đi. Ta có chữ (86), âm khác với chữ deấu cổ được viết là (87) (túc + đẩu). X. Taberd.

Ta phân biệt:
XV-XVI-XVII          deấu
XVIII-XIX                dấu
XIX-XX                     dáu (T, HTC)​

_____ oOo _____​
Trang 85

Kết luận, ta không thể căn cứ vào chữ dấu của các nhà nghiên cứu TK để gán cho Nguyễn Du là tác giả của chữ đó. Ông đã chỉ viết chữ dáu bằng chữ dậu (88) của Hán Văn. Sau đó, vì không biết từ dáu nghĩa là gì, người ta đã đổi thành dấu cho dễ hiểu. Ta phải đọc lại câu thơ của Nguyễn Du: «Đài gương soi đến dáu bèo cho chăng?» để bảo trì một từ cổ, và để hiểu và viết chữ dáu quạt cho đúng chính tả. Từ dáu trong dáu quạt (cũng như dáu khoai, dáu môn, dáu thơm, bảy dáu) đã bị khai tử trong Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội. Chẳng nhẽ ở ngoài Bắc hiện nay không có được một cái quạt giấy để từ đó có thể biết được thế nào là một cái dáu quạt?


21. Nhẩm (c.376) Cả câu: Nhẩm cơ hội ngộ đã đành hôm nay.

Bản KOM ghi nhẩmgẫm (89). Do đó, nhiều bản Quốc Ngữ đã phiên âm là: «Gẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay» (TVK, NQT), hoặc ngẫm (BK-TTK, ĐDA-PN). Ta đã gặp từ gẫm và ngẫm trong nhiều trường hợp. Ở đây, xin ghi nhận từ nhẩm, nghĩa cũng như hai động từ kia, nhưng chuyên biệt hơn. Từ nhẩm này, vì bị đọc là nẫm như trường hợp Giáo Sư Nguyễn Quảng Tuân, cho nên không được chấp nhận. Thực ra các chữ Hán được viết với chữ niệm (90) đều có âm là nhẫm như (91), trừ chữ (92) ngoài âm nhẩm còn có âm nẫm (nghĩa là năm, và âm năm chỉ thời gian của ta là do chữ nẫm này). Động từ nhẩm trong câu 376 cho biết khi được tin cha mẹ và hai em sắp vắng nhà, Kiều liền tính toán rất nhanh trong đầu óc phải làm những gì, và điều đó rất phù hợp với tuổi tác và tính tình của cô nàng. Từ nhẩm (tính nhẩm, tính thầm trong bụng) có tính bản năng nhiều hơn trí tuệ, rất hợp với cách ứng xử của Cô Kiều lúc đó.


22. Nung sừ (c.365) Cả câu: Sông tương một dải nung sừ.

Các bản Quốc Ngữ đều chép nông trờ (TVK) hay nông sờ (BK-TTK, ĐDA-PN, NQT, XP…) Riêng HTC, trong từ điển của ông (in năm 1898), đọc là nung sừ, cắt nghĩa là mênh mông mịt mù, chữ sừ cũng viết bằng chữ trừ (93). Tôi không biết nguồn gốc của từ này. Trương Vĩnh Ký, người sống đồng thời với Huỳnh Tịnh Của không hề biết đến từ này. Các từ điển chuyên về phương ngữ Miền Nam cũng không thấy có. Mặc dầu thế, tôi vẫn tin vào sự có thật của từ nung sừ này. Về nghĩa, nó rất hợp lý (x. chú thích) và không đi ngược lại ngữ pháp như chữ trờ hay sờ (x. chú thích) cũng như không đi ngược lại sự thật địa lý. Khi cuốn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị được in xong, TVK còn sống, và không thấy nhà bác học này có ý kiến gì về từ nung sừ bí hiểm này. Như thế, có thể coi là từ này đã được chấp nhận. Tôi thiết tha đề nghị đọc câu 365 là: Sông Tương một dải nung sừ.
_____ oOo _____​
Trang 86


23. Song đào (c.446)

Chữ song này chữ Hán nghĩa là song cửa, được các bản Nôm viết giống nhau, nhưng vì không hiểu rõ nghĩa gốc của chữ song này nên có nhà nghiên cứu đã đề nghị đổi song đào thành lô đào (94) như BK-TTK, có người tự tiện chữa song đào thành lò đào như Đào Duy Anh (x. Từ Điển Truyện Kiều, bản in lần thứ nhất). Giáo Sư Nguyễn Quảng Tuân trong Chữ Nghĩa Truyện Kiều, (Hà Nội, 1994) đã kịch liệt phê phán lối làm việc sai trái của học giả họ Đào (sđd, tr.178). Trong bản in lần thứ hai, lần này có công hiệu đính của Học Giả Phan Ngọc, các tác giả TĐTK ( năm 1987) nhìn nhận song ở đây không có nghĩa là hai (kiểu như ĐDA đã hiểu sai) mà có nghĩa là cửa sổ để rồi cuối cùng chấp nhận cách giải thích của NQT: «Song đào là cái lư hương để ở bên cửa sổ mà phía ngoài sân gần đó có trồng cây đào » (x. Chữ Nghĩa Truyện Kiều, in lần 2, tr. 179).

Như vậy, ta có thể hiểu một cách rất đơn giản như trong câu 1367: Đêm thu gió lọt song đào. Nhưng sự thực lại không đơn giản, vì còn có chuyện Kim Trọng đến bên song đào để đốt thêm hương (song đào thêm hương). Hiển nhiên là chữ song đào này không phải là cái song đào của câu 1367. Vậy thì là gì? Ta chỉ cần xem lại chữ song, chữ này được viết chính thức là (95), nhưng tập tục thì quen viết tắt là (96) (tức lược bỏ bộ huyệt). Chữ này lẫn âm với chữ thông, và lại có nghĩa là cái ống khói (cheminée), mà bây giờ ta gọi là lò sưởi, chữ Hán là yên thông (97). Do đó, chữ song trong Truyện Kiều chính là chữ song này, viết có bộ huyệt hay không có bộ huyệt cũng được. Chữ song trong song đào không hề có nghĩa là cửa sổ. Hai chữ chỉ giống nhau về tự dạng (vì cũng là một chữ), nhưng khác nhau về nghĩa. Như vậy, song đào phải được hiểu trong nghĩa của chữ yên thông và cái yên thông ấy hình quả đào. Tức là sự gợi ý của BK-TTK (lò đào), của ĐDA (lò đào), của NQT (lư hương) đều đúng, nhưng phải duy trì chữ song (hay thông) và phải hiểu đó là tên cổ của một thứ lư hương. Có lẽ để tránh mọi ngộ nhận, ta nên đọc chữ song thành âm chính của nó là thông: «Đài sen nối sáp, thông đào thêm hương», hiểu thông là cái lư hương, đào là hình quả đào, có thể đặt ở đâu đó trong căn phòng chứ không cần đặt «ở bên cửa sổ mà phía ngoài sân có trồng cây đào». Hiểu như vậy rõ ràng là quá phức tạp, quá rắc rối mà lại thiếu hoàn chỉnh đối với chữ đài sen. Chẳng lẽ lại phải định nghĩa đài sen là một cái đài nến mà ở ngoài ao có trồng sen?

Cũng nên để ý đến cách viết của chữ song. Các bản Nôm (và cả Học Giả Nguyễn Quảng Tuân, đều viết là: (Huyệt + tín), chữ (98) (ở trong có chữ tịch) là chữ tín (cái thóp). Chữ (99) này, trong chữ song là (100), không thành chữ, có lẽ chỉ vẽ hình là hai cái chấn song                                                                                                   chăng?
_____ oOo _____​
Trang 87


24. Vĩ chi (c.503, c.609)

Các bản Nôm đều viết là vẻ chi (CMT) hay vẻ gì (KOM) cho nên các bản Quốc Ngữ đều phiên âm là vẻ chi rất đúng. Cái sai ở đây là sai ở bản Nôm. Các từ điển cổ đều có ghi từ vĩ chi nghĩa là sá chi, quản chi (C), hoặc: Qu’est-ce que cela vaut trong từ điển G: cái ấy có giá trị gì? Ta phải phục hồi từ cổ kính này. Về gốc, có lẽ là do chữ Hán Văn, nghĩa là vật quý giá như ngọc ngà châu báu. Vĩ chi theo chữ này có thể có nghĩa là: Quý báu gì, hay hớm gì. Về chữ viết, đây là một phương pháp mà thầy tôi, Cụ Lê Huy Diễm, thầy dạy chữ Nôm của tôi đời xưa, gọi là phép Nôm hóa Hán Tự, nghĩa là viết chữ Hán theo cung cách chữ Nôm. Tỉ dụ, chữ , Hán tự viết là (101) (chữ ba là sóng trên chữ nữ), chữ Nôm viết tắt 2 lần: (102)

Chữ (103) viết Nôm thành (104) là mới viết tắt bằng cách dùng một chữ Hán ít nét hơn để viết một chữ Hán có nhiều nét. Trong nhiều trường hợp, các cụ ta đã Nôm hóa chữ Hán một cách rất tàn nhẫn. Do đó, bị các nhà Nho sính chữ Hán phản pháo lại bằng một từ cũng tàn nhẫn không kém: Nôm na cha mách qué. Nhưng chính nhờ cái mách qué đó mà có chữ Nôm, có Truyện Kiều.

Tôi đề nghị viết lại những câu:
503: Vĩ chi một đóa yêu đào
669: Vĩ chi một mảnh hồng nhan
1343: Vĩ chi chút phận bèo mây.

Không nên đọc sai vĩ chi thành vẻ chi rồi cắt nghĩa vẻ chi theo vĩ chi là: Có ra dáng gì, có đáng giá gì (x. Từ Điển Truyện Kiều, tr. 500). Ta cứ thu thập cho đầy đủ các bản Nôm. Thế nào cũng “khai quật” được từ này dưới các lớp trầm tích của đất và của thời gian. Học Giả TVK là người duy nhất đã phiên âm đúng từ vĩ chi này, mà theo thanh điệu của miền Nam, ông ghi là vỉ chi (vỉ dấu hỏi). Học Giả XP cũng đọc theo là vỉ chi.
_____ oOo _____​
Trang 88

Chữ vẻ của câu 525 cũng không phải dễ đọc:
Bản LVĐ-QVĐ: Bóng tàu vừa lợt vẻ sân.
Bản KOM, XP: Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân.
Bản TVK: Bóng tàu vừa lợt vẻ ngân.
Bản BK-TTK: Bóng tàu vừa nhạt vẻ ngân.
Bản ĐDA-PN: Bóng tàu vừa lạt vẻ sân.​

Nếu đó là chữ vẻ (chữ + thái), chữ vẻ ngân có nghĩa hơn vì vẻ ngân là ánh sáng của ngân hà, của trăng. Ánh sáng mà lạt đi, hay nhạt, hay lợt đều có nghĩa. Ta nên để ý đến cặp từ lạt/nhạt; dạng cổ của chúng là nhạt, sau ml > l > nh, cho nên ta có: mlớn > lớn, nhớn; mlài > lài, nhài; mlạt > lạt, nhạt.

Nhưng đi với từ sân, chữ vẻ hóa ra lạc lõng, và quả thực ngữ vẻ sân khó chấp nhận. Kỳ thực, chính chữ vẻ ngân suy cho cùng tột vẫn không có nghĩa. Tại sao vẻ ngân mà phải hiểu là ánh sáng sông ngân hà? Rồi từ ngân hà phải hiểu là ánh trăng? Tôi thấy chưa có gì là ổn thỏa cả. Ta xem lại thời gian lúc đó. Khi Thúy Kiều và Kim Trọng thề nguyền, ánh trăng ở đỉnh đầu, nghĩa là khoảng nửa đêm. Rồi họ đánh đàn, hình như có vặn ti-vi và nghe karaoke nữa, cho nên quên cả thời gian, trời sáng lúc nào không biết. Họ nhìn ra ngoài sân (cái sân này chắc có thực vì ngôi nhà Kim Trọng thuê là của một đại thương gia, đi giao dịch nước ngoài chưa về), thấy cái riềm nhà, hay mái nhà nói chung (tàu), đang chiếu bóng nó xuống mặt sân, về phía giáp giới giữa cái sân và ngôi vườn (gọi là vỉa sân), thì biết là mặt trăng đã xuống quá thấp phía sau nhà rồi, tức là trời đã sắp sáng rồi! Như vậy, ta hiểu được một phần câu: Bóng tàu vừa lạt (hay nhạt, hay lợt) vỉa sân. Chỉ còn chữ lạt. Hoặc viết chữ Hán lạt (105) (KOM), hoặc thêm bộ thủy: (CMT) để đọc là lợt, nhạt. Tôi nghĩ đến chữ rắt trong ADR, giảng nghĩa là projicere, nghĩa là ném ra phía trước, kéo dài ra đến một chỗ rất xa. ADR cho tỉ dụ: rắt xuống sông (ném vật gì xuống sông). Ông còn nói: tốt hơn, nói là hắt (như ta nói ngày nay, hắt xuống sông). Ta đọc câu 525 là: Bóng tàu vừa rắt vỉa sân, hiểu là: Bóng tàu vừa hắt vỉa sân, tức là cái bóng của riềm mái nhà (có thể hiểu là cái máng xối) đã bắt đầu hắt xuống cái vỉa của cái sân, tức là muốn nói rằng: trăng đã sắp lặn về phía Tây rồi ( phía Tây theo kiến trúc ngày xưa là phía sau), về phía trước nhà, chỉ thấy bóng của mái nhà đổ xuống sân, mặt trời chưa mọc nhưng cũng sắp mọc. Tả trăng mà không cần nói tới bóng trăng, hay ánh trăng: chỉ cần cho độc giả trông thấy bóng của mái nhà là biết có trăng ở phía sau; tả mặt trời mà cũng không cần tả mặt trời, vì nếu lúc ấy trời đã rạng đông thì làm sao còn thấy bóng trăng được nữa!

Trong văn bản, theo thời đề nghị của Dược Sĩ Đặng Quốc Cơ và Bà Giáo Sư Phạm Thị Nhung, tôi vẫn duy trì cách phiên âm cổ truyền là: Bóng tàu vừa lạt vỉa sân (đúng như ý muốn của hai Học Giả tiếng tăm là Xuân Phúc và Nguyễn Quảng Tuân), nhưng tôi vẫn quả quyết phiên câu thơ 525 là: Bóng tàu vừa rắt vỉa sân. Chữ vỉa ngày nay rất thông dụng: Vỉa hè. Chữ rắt đã mất, nhưng còn chữ hắt. Hai chữ vẻ sânvẻ ngân đều yếu; cách hiểu cũng gượng gạo. Chữ rắt được biểu âm bằng chữ lạt là quy luật thông thường, và từ này cũng chưa cổ bằng từ bóng tàu, và còn dễ hiểu hơn các từ lạt vẻ sân, lạt vẻ ngân, càng nghĩ đến càng thấy khó đứng vững với thời gian.
_____ oOo _____​
Trang 89


25. Sươi (106) [c.552]

Theo CMT, c.552 là: Dẫu sươi mái tóc, dám dời lòng. NQT theo KOM phiên là: Dẫu thay mái tóc, nhưng trong phần khảo dị, ông phiên âm câu 552 CMT (hay QVĐ) là: Dẫu sai mái tóc… Nếu đó là từ sai, phiên âm là thay (theo KOM), hợp lý hơn. Nhưng chữ sai còn đọc là sươi, nghĩa là se, như nói: sươi da se da, tức là nói da bị khô lại gây ngứa ngáy khó chịu. Ở đây, sươi mái tóc nghĩa là tóc bị khô hay thưa đi vì rụng nhiều. Chữ thay dễ hiểu hơn, và có chữ trong bản Nôm (KOM), nhưng không có giá trị văn chương bằng từ sươi. Danh từ gia chánh có từ thịt muối sươi là thịt có rắc muối lấm tấm, tức là chỉ muối sơ qua vừa đủ mặn. Dẫu sươi mái tóc: nếu đầu tôi bắt đầu lấm tấm có tóc bạc, nếu tôi bắt đầu già, đó là một cách nói rất tình tứ, cách viết quen thuộc của Nguyễn Du.


26. Giớp nhà (c.646 và c.898)

Câu 646: Giớp nhà nhờ lượng người thương dám nài
Câu 898: Giớp nhà đến nỗi giấn vào tôi ngươi.

Từ này là một từ có thực, được ADR ghi vào từ điển danh tiếng của ông với định nghĩa là điển lệ của gia đình, kể cả về thưởng lẫn về phạt. Trước kia giàu có nhưng đến bây giờ đã bị tiêu tan không còn gì nữa (ADR, x. giớp xưa). Đó đúng là giớp nhà. Chữ này đã được mụ mối dùng trong câu 646 để quảng cáo cho gia thế của Thúy Kiều. Mụ mối khoe: nhà cô ấy trước đây giàu có sang trọng lắm chứ bộ! Chỉ vì câu chuyện thằng bán tơ nó tố cáo mà bây giờ nhà cửa không còn gì nữa. Nếu không thì làm gì phải đi bán mình như thế này. Mụ nói rất ngắn mà rất rõ: vì gia biến cho nên xin ông bà thương tình, chúng tôi không dám xin gì nhiều đâu! Trong câu 898, Vương Ông cũng nói đến nạn giớp nhà đã làm đổ nát gia đình ông: Giớp nhà đến nỗi giấn vào tôi ngươi. (x. chú thích). Cũng chỉ có một chữ giớp ấy mà các bản Nôm viết rất lộn xộn:

Câu 646:
(CMT)          gấp (107)           giớp
(ADM)          rấp (108)           giớp
(KOM)          ngặt (109)          ngặt​

Câu 898:
(ADM)           rấp (110)           giớp
(CMT)            rấp (111)           giớp
(KOM)           cực (112)            cức

_____ oOo _____​
Trang 90


Cái khó cho nhà Nôm học là phụ âm đầu của từ giớp không biết phải phát âm thế nào cho đúng. Vào thời ADR, người ta còn phân biệt dễ dàng sự khác nhau về phát âm giữa các phụ âm d, dea, gi, r. Tỉ dụ, ADR không bao giờ lầm lẫn về giấu/dấu, giạt/dạt, gia/dea, rấp/giấp… Về phía Nôm học, các nhà chuyên môn cũng rất thận trọng và đã nghĩ ra được những dấu âm rất hữu hiệu để phân biệt các loại phụ âm. Tỉ dụ các dấu âm cự, tư, ba, xa, ma mà vì không hiểu công dụng, các nhà văn lớp sau (từ thế kỷ XVIII trở đi) đã phế bỏ và gây khó khăn cho chúng ta hiện nay về phương diện ngữ âm học. Nói riêng về từ giớp, người thì đọc là gấp (đúng hơn là gớp), người thì đọc là rấp (đúng hơn là rớp), có khi còn đọc dớp… nghĩa là ta chỉ loay hoay chung quanh những phụ âm gi, d, r mà trước thế kỷ XVIII người ta phân biệt rất rành mạch.

Không kể Học Giả Đào Duy Anh là người chúng tôi kính trọng về phương diện nghiên cứu Sử Học nhưng lại nổi tiếng về những sai lầm trầm trọng trong việc nghiên cứu chữ Hán và chữ Nôm (x. Nguyễn Hữu Quang trong bài Nói Chuyện Về Những Khuyết Điểm Của Đào Duy Anh Về Hán Nôm tại Ottawa, có lược đăng trên Báo Làng Văn; Nguyễn Quảng Tuân, trong Chữ Nghĩa Truyện Kiều, rải rác), không kể những học giả đầu tiên về chữ Nôm như Trương Vĩnh Ký, Génebrel… ngay chúng ta hiện nay vẫn khó phân biệt các phụ âm gi/d. Tỉ dụ nhà Nho Học Nguyễn Quảng Tuân, lúc thì viết chữ giấn ( Rấp nhà đến nỗi giấn vào tôi ngươi )trong CPNK, tr.110 ;khi lại viết sai là dấn (Rấp nhà đến nỗi dấn vào tôi ngươi) trong văn bản Truyện Kiều (Toàn Tập Nguyễn Du, tr. 123). Nói gì đến chữ giớp mà nếu không có công trình của ADR và của Giáo Hội Công Giáo thế giới, chắc là đã biến thành những chữ dấp, rấp, gấp xa lạ rồi. Tôi không đủ thì giờ và hoàn cảnh để giải quyết vấn đề này một cách toàn bộ hơn, chỉ xin lạm bàn về chữ gấp (113) mà Học Giả Nguyễn Quảng Tuân đã chủ trương và được nhiều nhà nghiên cứu uyên bác chấp nhận.
_____ oOo _____​
Trang 91

Trước hết, từ gấp (trong gấp gáp, gấp rút) trong các từ điển Nôm và các văn bản Nôm mà tôi biết đều được viết bằng chữ cấp (114), là gốc của nó về âm và về nghĩa. Không có chữ nào là chữ gấp được viết bằng (115). Trong các chữ Nôm được cấu tạo với chữ cập (116), không có chữ nào đọc là gấp, xin đan cử một vài tỉ dụ (theo T, C, G và các bản văn Nôm.
Cập, cấp, cặp, cợp, gặp, gập, kịp

Cắp, cặp, gáp, gắp, kẹp

Ngập, gập, ngợp

Hấp, hóp, hớp, cạp, cáp, cấp

Ngập

Cặp, kíp, níp

Khớp

Cạp

Vấp

Vập
Chữ (117) mà NQT đọc là gấp thực ra trong KOM đều được đọc là gặp (27 trường hợp) và được viết bằng chữ cập trong QVĐ (hay CMT), nhưng phải công nhận, về mặt chữ, đọc như NQT là đã đi tới âm cuối cùng mà chữ ấy có thể cung cấp, trừ chữ gớp mà có lẽ NQT đã không nghĩ tới. Âm G trong gớp sau được ngạc hóa thành giớp là một hiện tượng bình thường của ngữ âm học tiếng Việt. Ta có những cặp g/gi như sau:
G (hay K)          Gi

Gập-ghềnh         giập giềnh (dập dềnh, rập rềnh…)

Gấu chứa            giấu chứa

Gạch                   giạch (dạch, rạch)

Gằm                    giằm

Gằn gạo              giần gạo

Găng                   giăng

Ghểnh                 giểnh

Ghếch                 giếch​

Như vậy, có thể Nguyễn Du đã viết chữ giớp, nhưng lấp âm của chữ gớp (mà NQT đọc là gấp). Trong việc chạy đua đi tìm chữ giớp, Nguyễn Thạch Giang là một học giả may mắn nhất. Trong cả hai trường hợp c. 646 và 898, ông đã phiên những chữ bí hiểm kia là dớp, và có thể, trong thực tế, ông đã phát âm là giớp, kiểu như dấn/giấn của Giáo Sư Nguyễn Quảng Tuân, giấu/dấu của hai Ông Đào Duy Anh và Phan Ngọc (hai ông viết yêu dấuyêu giấu).
_____ oOo _____​
Trang 92


Có điều trong cả hai trường hợp, nhà Nôm Học Nguyễn Thạch Giang không hề cho biết vì lý do gì ông lại đọc 2 chữ viết khác nhau ấy thành một âm. Về phần tôi, tôi xin nói tại sao trong trường hợp chữ trất của c.898, tôi cũng đọc là giớp. Phụ âm gi được hình thành từ những phụ âm d, đ, h, t, và nhiều nhất là từ phụ âm ch (trong đó có tr):
Chi gì

Chỉ                       gỉ

Chức                    giấc

Trại                      giại

Trận                     giận​

Trật                      giật​

Chữ trất > giớp cũng nằm trong trường hợp đó. Trước thế kỷ XVIII, muốn báo hiệu sự biến âm của tr > gi, nhà Nôm học dùng dấu chỉ âm cự (118). Dấu này có chức năng biến ch (tr) > gi, nghĩa là biến một phụ âm vô thanh thành hữu thanh; do đó, ta có:
Triều (chàu)    >     giàu (119)

Trà (chà)         > già (120)​

Những dấu âm này, và chức năng ngôn ngữ học của chúng, mặc dầu tôi đã nhiều lần lên tiếng, các nhà Nôm học vẫn chưa nhất trí. Họ vẫn nghe ĐDA, cho các dấu âm đó là dấu nghĩa. Tôi tin rằng sau khi tôi cho xuất bản cuốn Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trải, vấn đề này sẽ được giải quyết dứt khoát.

Vì không có dấu âm, chữ trất khó đọc được là giớp, và có lẽ vì thế mà Học Giả Xuân Phúc vẫn phiên âm trấttrất: Trất nhà đến nỗi giấn vào tôi ngươi, và vẫn hiểu trất nhà« la misère de sa famille » (sđd, tr. 75). Tuy nhiên, nếu ta căn cứ vào nhiều chữ Nôm đặt theo quy luật tr/gi, như trận/giận, trật/giật, ta vẫn có quyền đọc trất là giớp.

Tôi đã tìm được nguồn gốc của từ giớp. Tôi sẽ công bố trong một công trình khác.


27. Chường(121) [c.773]

Chữ này là chữ trình Hán văn. Nôm đọc là chiềngchường (x. T, G, C).
Tỉ dụ: đi thưa về chường. Trong trường hợp c.773: Lạy thôi, nàng mới thưa chường, ta bắt buộc phải đọc trình chường, để tôn trọng vần vàng của câu trên và vần chàng của câu sau. Đọc chiềng là bắt Nguyễn Du làm thơ lạc vận. Các bản Nôm đều viết là chường; các bản Quốc Ngữ đều phiên âm sai là chiềng. Yêu cầu phiên lại là chường.


28. Ngập ngừng (122) [c.787]: đầy nước mắt.

Taberd dịch chữ đượm ngừng là oculus lacrymis plenus: mắt đầy lệ. Ngừng là nước mắt còn được thấy trong Quốc Âm Thi Tập, TNNL, TNMG, Chinh Phụ Ngâm. Câu « ngập ngừng lá rụng cành trâm » trong CPN phải được hiểu là: mắt đầy lệ, nàng chinh phụ để cho lá rụng xuống đầu, làm cho cái trâm cài đầu phải cành lên, nghĩa là đầy lên, căng lên. Các chữ ngừng trong TK đều nghĩa là nước mắt (c.1800, 1981), trừ 3 trường hợp ngừng là dừng lại.

(Còn Tiếp)

#19
  1. PH44
PH44 Người thân Tình Nguyện Viên
Trang 93
Giải Thuyết Nôm Học
Một Số Chữ Nôm Trong Truyện Kiều
(Tiếp Theo)

29. Dùi dắng (123) [c.884]

Phiên âm theo KOM là: Khi vào dùi dắng, khi ra vội vàng. Theo CMT (QVĐ) thì là dùng dắng. Tiếng Việt có dùi dắng, dùn dắng, dùi thẳng (QÂTT), dùng dằng (TK), không có từ dùng dắng như CMT đã viết, và NQT đã phiên âm. Chữ gốc là dùi, rồi dùn, rồi dùng.

Tỉ dụ:
Chui ________ Chun

Lụi _________ Lụn

Mai khôi _____ Mân khôi

Bí __________ Bôn

Mì __________ Miến

Tươi _________Tiên

Tỏi __________ Toản​

Đây là luật n/i rất nổi tiếng, và tôi học được của thầy tôi, [n] đại diện cho các âm mũi (n, ng, nh, m), [i] đại diện cho các nguyên âm i, e, ê, a, ă, â… Những chữ như may/mắn, lanh lợi/lanh lẹn, bể/biển thuộc và quy luật này. Bản BK-TTK đã phiên âm dùi dắng thành  đôi đóa, không có nghĩa và không đúng luật ngữ âm.


30. Ngút(124) [c.915]

Các bản Quốc Ngữ đều phiên là ngất hay ngắt và không cắt nghĩa hay chỉ cắt nghĩa sơ lược. Chữ ngút ở đây có nghĩa rõ ràng là gió, có địa phương nói là gút. Phân mây rẽ ngút, hay phân mây rẽ gút, đều nghĩa là làm cho gió mây tan tác. Dặm khuya, gút tạnh, mù khơi: Trên con đường đầy bóng tối ban đêm, gió đã ngừng, sương tỏa ra mù mịt. Đọc ngút thành ngất khó có thể hiểu rõ câu thơ.


31. Cao nhớn (125) [c.924]

Các bản đều viết chữ nhớn với chữ cự ở trên. Đây là một chữ Nôm thế hệ trước Nguyễn Du, thời Hồ Xuân Hương. Nhữ Đình Toản, Nguyễn Gia Thiều trở về đến Nguyễn Trải, nhưng đó là một chữ viết sai.

Đầu tiên, nếu viết đúng như thế, chữ rái chứ không phải là chữ lớn (hay nhớn). Chữ (126) gồm có hai bộ phận, cự ở trên là dấu âm cổ, đến thời Nguyễn Du thì hết, thỉnh thoảng còn vài chữ sót lại theo thói quen. Bộ phận thứ hai là chữ lãi (cũng đọc là lại) viết đủ nét , sau vì viết tháu nên thường viết chữ (127) thành chữ (128) (chữ phụ thành chữ diệp). Chữ (129) âm cổ là klái, sau cho ra tlái > trái; ở câu 2092 đọc là rái, tức dái nghĩa là kính sợ: Nàng đà rái sợ rụng rời lắm phen.
_____ oOo _____​
Trang 94


Các bản Nôm LVĐ và QVĐ đã viết đúng là rái, nhưng vì không rành các chữ Nôm cổ cho nên quý Ông Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim đã đọc lầm là: Nàng đà nhớn sợ rụng rời lắm phen, làm cho câu thơ vô nghĩa.
Chữ lớn hay nhớn gốc ở chữ mlớn. Để ghi phụ âm m, các nhà Nôm học cổ đã dùng dấu âm cự (130) và lấy chữ lạn (131) là âm; chữ lạn gồm bộ tâm và chữ lại; phải viết có bộ tâm thì chữ lại mới là chữ lạn. Đây là luật n/i tác dụng ngay trong chữ Hán; lạn = tâm + lại. Như vậy, muốn viết chữ mlớn thành chữ Nôm, người xưa đã viết (132). Xem thế đủ biết chữ mlớn và chữ rái giống nhau như thế nào, và người không rành chữ Nôm bị lầm lẫn không có gì là lạ! Về âm của chữ này, ta vừa có thể đọc là lớn, vừa đọc là nhớn, nhưng đọc là lớn tiện hơn. Câu 924 được đọc là: Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao! (với điều kiện thêm bộ tâm vào chữ lại). Câu 2092 đọc là: Nàng đà rái sợ rụng rời lắm phen.

Chữ rái sợ nghĩa là sợ hãi một cách kính cẩn (chính là i sợ) đặt vào không khí trụy lạc của nhà Bạc Bà, e không đúng chỗ. KOM đã dùng một chữ đắt giá hơn: Nhớn nhác. Nhớn hay lớn đều xuất phát từ chữ m lớn cổ.

Ta có:
Lớn

Mlớn <

Nhớn

Chữ nhác cũng do một chữ cổ là mlác.
Ta có:
Lác

Mlác <

Nhác​

Vấn đề của chúng ta là phải hỏi tại sao trong chữ nhớn ta có bộ cự (133) mà tại sao trong chữ nhác không có, tức là chỉ có chữ lác (134), không có chữ (135)? Ta biết chữ cự nghĩa là lớn, dùng ở đây làm dấu âm để biểu âm m trên chữ lãn, để ghi âm cổ mlớn. Các nhà sao lục tưởng rằng đã nói là lớn (hay nhớn), thì phải có bộ cự để chỉ chữ đó nghĩa là lớn, tức là coi dấu cự là một dấu chỉ nghĩa, gọi là nghĩa phù. Vì một sự hiểu lầm của một nhà Nho chép thế nào đó mà trong chữ Nôm mlớn có chữ cự, thực ra, tôi xin nhắc lại, dấu cự là một dấu âm để chỉ tổ hợp phụ âm đầu ml (có khi là kl, như ta đã thấy trong chữ kl). Ngược lại, chữ lác không có nghĩa là lớn cho nên người chép đã tự động bỏ đi không chép. Do đó, ta chỉ có hai chữ nhớn lác, bởi vì chữ lác không có dấu cự, chỉ là chữ lác. Muốn là chữ mlác, phải có dấu âm là (136) ở trên, tức (137), hoặc (138). Hoặc phải chọn một chữ Hán nào đó đọc là nhác. Ta có chữ (139) vừa đọc là lạc vừa đọc là nhạc/nhác. Ít nhất, nếu muốn lược bỏ dấu cự trên chữ lạc, phải chọn một chữ Hán nào đó có âm nhạc/nhác mới có thể đọc là nhác được. Đàng này, nhà sao lục không biết quy luật đó, cho nên đã chỉ chép lại cho ta hai chữ nhớn lác, rồi ta đoán là nhớn nhác nên đọc như thế. Thực ra, đó chỉ là một cách đọc phỏng đoán, theo thói quen, không có tính khoa học. Tôi viết lại hai chữ nhớn nhác theo cách chữ Nôm cổ: (140).
_____ oOo _____​
Trang 95

KOM nhất định đã viết như vậy. Đã là chữ mà Nguyễn Du đã dùng. Vào thời Nguyễn Du, lối viết ấy không thông dụng nữa, nhưng muốn biểu âm một cách rành mạch, có lẽ không có cách viết nào thuận tiện hơn. Do đó, phương pháp viết Nôm cổ vẫn còn được duy trì trong những trường hợp đặc biệt.

Trước khi kết luận về chữ nhác, tôi xin tiết lộ chữ nhác này thực sự là một chữ cổ, được viết là (141) mà ta đọc là lác/nhác.
Tỉ dụ:

Nhác trông lên ai khéo vẽ hình. Sau đó, chữ lác hoặc duy trì hình thức này như nói: Lác thấy, hoặc biến thành liếc ở Miền Bắc, lét ở Miền Nam. Chữ này, các nhà Nôm học Việt Nam không biết đến. Tôi tình cờ đọc một bài báo của Lâm Ngữ Đường về những từ Trung Hoa mất tích mới biết chữ (142) là chữ Nôm. Các từ điển đều viết lác là (143), như trong c.161: Bóng hồng lác thấy nẻo xa. Cũng có thể đọc: Bóng hồng nhác thấy nẻo xa (ĐDA-PN, NMT, BK-TTK), hay liếc thấy (TVK), nhưng đọc chính xác phải là lác thấy (XP).

Chữ sang trong QVĐ, viết chữ Nôm là (144) (c.530) cũng là một bằng chứng về lý do duy trì chữ cự như là một dấu âm. Các nhà sao lục tưởng rằng chữ cự trên chữ lang, đọc là sang, là một dấu chỉ nghĩa, vì sang trong sang trọng là giàu có phú quý. Họ không thể hiểu được rằng cự là một dấu âm, ghi âm K trong chữ ksang, vì từ cổ của sang khang như ta thấy trong tiếng Mường, mà khang chính là klang đọc thúc lại. Sang tiếng Việt, từ sang cổ vẫn còn duy trì âm hưởng của tổ hợp phụ âm đầu KS nên mới phải có dấu cự. Sau này, khi dấu âm K hoàn toàn mất trong tiếng nói, các nhà Nôm học mới bỏ dấu cự, dùng bộ xước thay thế. Do đó, ta có chữ sang trong KOM, và trong các từ điển.


32. Xăm xắm (145) [c.1021]

Câu này, bản KOM ghi rất rõ: Lặng nghe ngẫm nghĩ gót đầu. Do đó, các Học Giả ĐDA, NQT đều đọc theo KOM. Bản QVĐ, thay vào hai chữ ngẫm nghĩ rất dễ viết và dễ hiểu.

Trong bản đối chiếu các bản Nôm, Giáo Sư NQT đọc hai chữ này là lẩm nhẩm. Các cụ BK-TTK đọc là: Lặng nghe thấm thía gót đầu. Học giả XP phiên là xấm xấm và dịch là chuchoté tức lẩm nhẩm.

Trong câu 1101, chữ (146) nguyên vẹn lại xuất hiện bên cạnh chữ (147). Đây là bản QVĐ của CMT. Trong KOM, hai chữ này là (148) mà Giáo Sư NQT đọc là lẩm nhẩm: Lặng nghe lẩm nhẩm gật đầu. Trong phần đối chiếu các bản Nôm, NQT đọc: Lặng nghe sẩm tiếng gật đầu (LVĐ), Lặng ngồi thấm thía gót đầu (QVĐ), Lặng ngồi lẩm nhẩm gật đầu (BK-TTK). Ngoài ra, bản ĐDA-PN còn đọc: Lặng nghe tủm tỉm gật đầu.
_____ oOo _____​
Trang 96


Hai chữ (149) ĐDA đọc là tủm tỉm không phải là không có lý, nhưng hình như các học giả của TĐTK có đọc lẫn chữ xâm với chữ (150) tẩm, cho nên mới đọc là tủm tỉm. Về hai chữ (151) của KOM, Giáo Sư NQT đọc là lẩm nhẩm không biết có sát âm hơn hai chữ tẩm ngẩm không?

Sau khi thử đọc nhiều cách, với những chữ Nôm có hình thái tương tự như những chữ đang đề cập, tôi quyết định đọc (152) là xăm xắn, và chữ (153) là xăm xắm, tức là:
Câu 1021: Lặng nghe xăm xắm gót đầu

Câu 1101: Lặng ngồi xăm xắn gật đầu

Xăm xắm là âm trắc của từ xăm xăm mà ta đã gặp nhiều lần trong TK, (tỉ dụ: Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình), với nghĩa là thẳng một mạch, không dừng lại chỗ nào. Vì xăm xắm là một mạch, cho nên sau đó mới có chữ gót đầu (X. xăm xắm trong Từ Điển Tiếng Việt, Hà Nội, 1988, tr.1179)

Xăm xắn chính là âm săm sắn (x. Từ Điển Tiếng Việt, tr.881 và 1179), nghĩa là tỏ ra nhanh nhẩu, sốt sắng. Câu 1101 trong bản LVĐ mà Giáo Sư NQT đã phiên âm là: «Lặng ngồi sẩm tiếng gật đầu», chữ sẩm tiếng chính là tiếng săm sắng (hay săm sắn, hay xăm xắn). Vì xăm xắn là sốt sắng, nhanh nhẩu nên mới có chữ gật đầu ở phía sau. Về chữ sắn hay sắng, xin liên hệ với từ rau sắng.

Tôi giới thiệu với các nhà nghiên cứu chữ Nôm hai chữ xăm xăm (c.1021) và xăm xắn (c.1101) thay vào những chữ lẩm nhẩm, tủm tỉm, thấm thía, xấm xấm, sẩm tiếng.


33. Đắm, săm (c.2579(

Hai chữ này trong KOM rất dễ đọc: Càng nhìn, càng đắm, càng say (KOM, 2579), tức là KOM đã lược bỏ từ săm khó đọc và khó hiểu. Chữ này trong CMT (hay QVĐ) được viết là (154). NQT đọc là: Nghe càng đắm, đắm càng say. Ông thú nhận đã đọc theo BK-TTk. Ông đọc chữ (155) là thắm: Nghe càng đắm, thắm càng say (QVĐ). Học Giả XP gọi là xẩm, dịch xẩm là éblouir, sắc đẹp của Kiều làm cho Hồ Tôn Hiến bị lóa mắt như thành mù lòa (như một anh xẩm).

Ta phải đọc chữ này theo luật th/s, nghĩa là các chữ Nôm có phụ âm S được cấu âm bằng những chữ Hán có phụ âm th. Tỉ dụ:
Sôi _______ Thôi (TK, c.866, bản CMT)

Sòm ______ Thầm (TK, c.2286, bản CMT)

Sớt, Sứt ____ Thất (T)

Sặm ______ Thẩm (T, C)​

Như vật, (156) đọc săm là đúng luật. Săm, trong săm soi, hay săm se (x. TĐTV) là ngắm đi ngắm lại một cách thích thú. Đó là hành động của ông quan Hồ Tôn Hiến hiếu sắc.
_____ oOo _____​
Trang 97

34. Sao (157) nao (158) [c.2386]

Cả đoạn văn là:
Tú Bà với Mã Giám Sinh,
Các tên tội ấy đáng tình, còn sao
Lệnh quân truyền xuống nội đao,
Thề sao thì lại cứ sao gia hình.
(cc.2385-2388)​

Rõ ràng là câu thơ bị điệp vận. Đó là một lỗi nặng. Tôi tưởng rất dễ tránh cho Nguyễn Du cái tội đáng tình ấy, bằng cách đọc chữ còn saocòn nao. Chữ sao (157) và chữ nao (158) có tự dạng giống nhau rất dễ lầm. Câu 2386 đọc là: Các tên tội ấy đáng tình còn nao, rõ nghĩa hơn là còn sao, vì còn nao, theo ADR, là còn nhiều, tức là sau đó, lính tráng dẫn vào một lô đầu trâu mặt ngựa, máu rơi thịt nát tan tành (c.2389). Nếu còn sao thì là còn gì? Câu 236 cũng rơi vào một trường hợp tương tự: Có bản thì phiên là Bỗng không mua não chác sầu nghĩ nao (ĐDA), hay chuốc sầu nghĩ nao (NQT). Đó là đọc theo KOM. Đọc theo CMT lại khác: Bỗng dưng mua não chuốc sầu nghĩ sao. Lúc thì nao, lúc thì sao, chỉ vì hai chữ quá giống nhau, thế thôi. Phải tùy nghĩa của chữ nghĩ mà đọc chữ sau là nao hay sao. Nếu nghĩ là suy nghĩ thì nghĩ nao. Nếu nghĩ là dễ thì là nghĩ sao, tức dễ sao (về nghĩ là dễ, x. ADR).


35. Choang choác (159) [c.2093]

Theo NQT, các bản đọc câu 2093 như sau:
Mụ càng khua giục cho liền
(KOM)

Mụ càng xua đuổi cho liền
(BK-TTK, HĐH)

Mụ càng xui giục cho nên
(QVĐ)​

NQT đã theo các bản BKD-TĐ đọc là:
Mụ càng xui giục cho liền.​

Trước hết, phải thanh toán chữ cho liền. Đây là một từ cổ, có ghi trong ADR và trong kinh sách Công Giáo là cho liên, đồng nghĩa với liên liên, luôn luôn. Từ cổ này đã quen thuộc với dạng thức cho liên. Như vậy là không có từ cho liền.

Thứ hai là đọc lại chữ khua hay xua. Bản KOM viết rõ là khuông (160) chứ không phải (161). Như vậy, không thể đọc là khua hay xua. Hai chữ (159) đọc như thế nào? Tôi đọc là choang choác.

Chữ (162) là chữ trục, không cần có bộ khẩu cũng đọc là giục, có bộ khẩu là chữ choác. Do đó, chữ (159) là choang choác, tả giọng nói ba hoa chích chòe của Bạc bà liến thoắng giục Thúy Kiều đi lấy chồng, thực sự là đi vào lầu xanh làm gái điếm. Choang choác gốc ở từ quang quác là tiếng ngỗng kêu. Con ngỗng với cổ dài và to như một cái ống phát ra những tiếng kêu to, kéo dài, nghe hết sức chói tai vì được lặp đi lặp lại mãi không ngớt. Tính liên tục này được kéo dài bởi phó từ cho liên, nghĩa là cứ kéo dài ra mãi gần như vô tận.
_____ oOo _____​
Trang 98

36. Bưng tinh (163) [c.2672]

Ta biết có những cách đọc sau đây:
Trước hàm rồng cá gieo mồi vắng tanh
(LVĐ, QVĐ)

Trước hàm rồng cá gieo mồi băng tinh
(TĐ)

Trước hàm rồng cá gieo mình thủy tinh
(TVK-DMT)​


NQT bác bỏ chữ băng tinh của Tản Đà, chữ thủy tinh của Trương Vĩnh Ký, và công nhận chữ vắng tanh của KOM: Trước hàm rồng cá gieo mồi vắng tanh (x. CNTK, tr. 144)

Lý do ông đưa ra: những chữ (164) [thủy], (165) [vĩnh, vắng], (166) [băng] đều giống nhau. Vậy, không cần để ý đến chữ đó. Phải làm sao cho đọc được chữ (167). Chữ này là chữ Hán tanh. Vậy, chỉ có chữ vắng tanh là đúng nhất vì lúc đó là đêm khuya vắng tanh (x. CNTK, tr. 146). Tôi chưa cần lý luận trên chữ Nôm, chỉ cần xét câu văn của NQT đã đủ đánh giá cái ý của ông. Ông viết: «Thúy Kiều gieo mình xuống giữa dòng nước chảy mạnh sóng giồi lúc đêm khuya, vắng tanh làm mồi cho loài cá dữ » (sđd, tr. 146). Trên mặt sông là cảnh nước dẫy sóng dồi thì làm sao có chuyện vắng tanh? Chính cái tiếng nổ đùng đùng của nước thủy triều đã làm cho Thúy Kiều nhận ra đó là Sông Tiền Đường thì làm sao trời đất lại lặng lẽ vắng tanh? Trên sông thì thế, dưới lòng còn ồn ào hơn vì, như NQT cho biết, có nhiều loài cá dữ đang nhe răng tróc vảy muốn nuốt Thúy Kiều. Thế thì làm sao chúng lại để cho mặt nước vắng tanh? Nhà học giả vì say mê lý luận bào chữa cho chữ vắng tanh nên đã quên cả thực tế địa lý và hoàn cảnh lúc đó. Lý do cũng vì ông quá sính chữ Hán và mê thơ Đỗ Phủ!

Bây giờ đến chữ Nôm. Chữ (168) không phải chỉ đọc là tanh. Hán Văn đọc là tinh như chữ tinh (169). Tôi đồng ý với Tản Đà đọc âm (tôi nói đọc âm) của hai chữ ấy là băng tinh hay đúng hơn là bâng tinh, bưng tinh nghĩa là rạng đông. ADR cho khá nhiều âm chữ này: Bưng tưng, bửng tưng, bưng tinh, rồi tưng tưng, tâng tâng (x. c. 1917). Tôi chọn chữ bưng tinh mà ADR dịch là valde mane (rất sớm), diluculo primo (vừa mới rạng đông, bình minh vừa chiếu rạng). Lúc đó chính là lúc Thúy Kiều trầm mình (x. chú thích). NQT nhấn mạnh lúc đó là đêm khuya đúng rồi. Lúc đó là đêm khuya, rất khuya, và sắp có bưng tinh là những ánh sáng rụt rè đầu tiên của rạng đông.
_____ oOo _____​
Trang 99

Tôi đọc câu 2672:Trước hàm rồng cá gieo mồi, bưng tinh. Cấu trúc của câu thơ rất Nguyễn Du.
Tỉ dụ câu 1834: Tẩy trần mượn chén giải phiền, đêm thu.

Nguyễn Du rất thích phương pháp đảo trang, hay gọi như Dược Sĩ Đặng Quốc Cơ là cách đảo ngữ. Ta biết nhiều câu thơ nổi tiếng của ông được xác lập trên biện pháp tu từ học này.

Tỉ dụ:
Nước non cách mấy buồng thêu
(c.157)​
phải hiểu là:
Buồng thêu cách mấy nước non;
Lầu mai vừa rúc còi sương
(c.876)​

phải đọc là:
Còi sương vừa rúc (ở) lầu mai.

Câu 1834 xin đề nghị đọc là:
Đêm thu, mượn chén tẩy trần (để) giải phiền;

XP hiểu giải phiền là giải phiền đêm thu (… dissipons la tristesse de cette nuit d’automne, sđd, tr. 153); đọc theo phương pháp đảo trang, ta thấy nổi ngay cái ý buồn của nhớ mẹ (Suy lòng trắc Dĩ, đau lòng chung thiên, c.1832), không phải nỗi buồn đêm thu. Câu 2672 đọc theo cách đảo ngữ cho phép ta chấp nhận dễ dàng chữ bưng tinh: Bưng tinh, (Kiều) gieo mồi trước hàm rồng cá. Câu thơ này có giá trị là nhờ ở biện pháp tu từ học đảo trang, không cần viện đến biện pháp sử dụng tiểu đối.


37. Tríu nín [c.176]

Chữ Nôm là (170) theo bản KOM và (171) theo CMT. Do đó, các bản chữ Quốc Ngữ đều theo đó phiên âm là treo nặng hay gieo nặng.

Tỉ dụ:
Giọt sương treo nặng, cành xuân la đà,​

hay:

Hạt sương gieo nặng, cành xuân la đà.

Riêng bản HĐH không đọc là treo hay gieo, mà đọc là tríu. Tản Đà vồ lấy chữ này, nhưng đọc sai theo giọng Bắc là chíu. Hiển nhiên đó là từ tríu, nghĩa là bám vào nhau không rời ra. Nhờ từ tríu này, tôi phát hiện ra chữ nín mà chữ Nôm viết là (172) nhưng tất cả các nhà phiên âm đều đọc là nặng. Thông thường đó là chữ nặng, nhưng chữ này còn đọc là nén, nín, nhất là khi không có bộ thạch đi kèm theo, tỉ dụ (173). Do đó, tôi đọc câu 176: Giọt sương tríu nín, cành xuân la đà. Về ngữ chứng, tôi theo G, vì G theo sự nhận xét của tôi là một nhà cổ từ học mà tôi kính trọng. Mặc dầu về phương diện tập họp những chữ Nôm thông thường, ông đã mắc nhiều khuyết điểm mà ai cũng biết nhưng không muốn nêu ra, bởi vì G là một nhà từ điển học chứ không phải là một nhà Nôm học. Tríu là bám vào, như nói: tríu trít hay ghi theo giọng Bắc chíu chít hay chi chít nghĩa là rất nhiều và cái này sít cái kia (TĐTV, tr. 181 và 169); nín là một loại dây thừng bền và chắc dùng để buộc và xoắn chặt các vật với nhau. Động tác này được gọi là đánh nín hay đánh con nín. Con nín là cái chốt cái ngạc mà người ta lồng vào một vòng dây thừng thật chắc để buộc rồi xoắn các vật thật chặt.
_____ oOo _____​
Trang 100


Như vậy, tríu nín là bám vào một vật gì rồi quấn đi quấn lại nhiều vòng. Giọt sương tríu nín, cành xuân la đà cực tả cái cảnh ban đêm hơi lạnh đọng lại thành nước rồi tụ lại thành giọt bám và cành cây lá cây, vừa bám vừa quấn vào càng ngày càng chặt như không rời ra nữa. Do đó, cành cây bị đong đưa, bị lay đi lay lại trông như la đà, nghĩa là lảo đảo và có vẻ bị choáng váng như đang say. Từ tríu nín giàu tính khắc hoạch hơn từ treo nặng hay gieo nặng ; nó chỉ cho ta thấy trước mắt của Thúy Kiều lúc đó đang say đắm nghĩ đến Kim Trọng. Cảnh vật chỉ trình diễn toàn những cảnh âu yếm có tính cách gợi dục: trăng thì dòm song, cách dòm thì chênh chếch, ánh trăng thì gieo xuống, cây thì lồng bóng vào nhau, tình tứ nhất là cây hải đường. Nó lả ngọn về phía Đông, nơi có những chàng trai đứng đón các cô gái. Cuối cùng, các giọt sương cũng quấn quýt vào với nhau. Đó là cảnh giọt sương tríu nín, trong khi cành cây thì nghiêng ngả như say rượu. Một đêm xuân nồng nàn mùi vị tình yêu tuổi trẻ. Chỉ mới đấy thôi, Thúy Kiều còn tường đông ong bướm đi về mặc ai (c.38), thế mà chỉ gặp Kim Trọng có một lần ở Hội Đạp Thanh, đã hết mặc ai rồi, và tâm hồn đã trở thành như cây hải đường lả ngọn đông lân (175). Phải đọc cho được chữ tríu nín mới thấy dụng tâm của nhà thơ Nguyễn Du muốn lột trần cái vẻ đa tình của Cô Kiều và sự gắn bó của cô đối với Kim Trọng. Đọc tríu níngieo nặng, hay treo nặng, hay tríu nặng đi chăng nữa, ta dễ làm sụp đổ cơ cấu hình ảnh mà Nguyễn Du đã cố tình xây dựng để tàn nhẫn (chữ của Ông Phan Ngọc) muốn tố cáo với dư luận cái đa tình nồng cháy của Thúy Kiều.


38. Tóc xe mối sầu [c.696]

Ở câu 254, ta đã gặp chữ se, nghĩa là khô: Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan. Chữ (174) đọc se là đúng. Ở câu 696, ta có chữ (175) không thể đọc là se, vì đó là chữ xe. Bản TVK đi đầu tiên đọc là xe và được nhiều tác giả chấp nhận (XP, NQT); bản BK-TTK đọc là se và cũng có nhiều người đồng ý (ĐDA-PN, NTG). Ông NQT đọc là xe, hiểu tóc xe mối sầu là khi kết tóc lại thì «xe cả mối sầu theo từng đoạn tóc» (Truyện Kiều, tr. 107). Tiếc rằng NQT không giảng câu: Áo dầm giọt lệ nghĩa là gì, có thể vì ông hiểu dầm nghĩa là ướt đẫm, nhưng ông hiểu ở một chỗ khác cho nên không muốn mất công chú thích nữa. Thực ra, ở đây dầm không có nghĩa là ướt đầm mà có nghĩa là đầy tràn, như nói: Dầm đườngđầy đường (HTC); vì dầm đầy cho nên xe không có nghĩa là «xe cả mối sầu theo từng đoạn tóc» mà nghĩa là nhiều không thể đếm xiết được. Từ xe cổ này được giải thích là xuất phát từ chữ đa, và được T và G trân trọng ghi lại. Tài liệu cổ nhất về từ này có thể tìm thấy trong sách Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa của Nhà Sư Pháp Tính in năm 1765 trong đó có câu:
Vốn xưa làm Nôm xe chữ kép,
Người thiểu học khôn viết khôn xem.

_____ oOo _____​
Trang 101

Đoạn này chỉ có 2 câu mà Ông ĐDA trong cuốn Chữ Nôm, Nguồn Gốc, Cấu Tạo, Diễn Biến đã đọc sai 3 chữ: Chữ xe ông đọc là xa, thiểu họcthiếu học, khôn viết khôn biết. Riêng về chữ xe, ông đọc là xa, và lẫn lộn với chữ xa (176) cho nên ông đã không giải thích được ý nghĩa của câu thơ. Câu thơ của Pháp Tính rất quan trọng về diện Nôm học. Ông làm chứng rằng trước thời ông, tức là từ thế kỷ XVIII trở về trước, chữ Nôm có nhiều chữ kép, tức là có nhiều từ song tiết. Điều này rất phù hợp với sự thực lịch sử chữ Nôm và tiếng Việt. Ở đây, ta chỉ cần ghi nhớ ý nghĩa của từ xe để đọc câu 696 là: Áo dầm giọt lệ, tóc xe mối sầu và hiểu là: áo đầy giọt lệ, tóc nhiều mối sầu.


39. Xền (c.1709)

Chữ này được viết rất rõ ràng là thuyên (177) trong KOM và đoan (178) trong CMT và CVT. Các bản Quốc Ngữ cũng na ná như vậy. Tỉ dụ: Xiên (TVK), chuyền (PKC), xuyền (NQT), suyền (NTG, ĐDA-PN, TTK) và đều cắt nghĩa là đi mau, đi nhanh theo cách hiểu của KOM. Tôi thấy không ổn. TTK là người đầu tiên đề ra chữ suyền, được NTG và ĐDA-PN ủng hộ, riêng NQT đọc [ s ] thành [ x ] và ta có từ xuyền. Như vậy, nếu được chấm theo lối bỏ phiếu thì từ suyền hy vọng được chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều vấn nạn được đặt ra:
- Từ suyền không biết lấy ở đâu ra: Chữ của KOM là thuyên, chữ của CMT là đoan, nếu ta căn cứ theo tự điển Trung Quốc (Từ Nguyên, Từ Hải, Thuyết Văn Giải Tự v.v...). Chữ đoan này, Thiều Chửu còn đọc là chuyên, không thấy những âm suyền hay xuyền.

- Nếu có đi chăng nữa, các từ này cũng chưa đi vào tiếng Việt được. Chúng chưa có ngữ tịch. Tỉ dụ chữ quốc trong quốc gia, ta có thể nói quốc gia Việt Nam, nhưng không thể nói quốc Việt Nam. Từ quốc chưa có tính độc lập, chưa được nhận và ngữ pháp Việt Nam. Từ suyền hay xuyền cũng thế, không thể nói cánh suyền hay cánh xuyền.

- Câu 1709: Buồm cao, lèo thẳng, cánh… tất cả đều là từ Nôm. Một từ Hán khó có thể chen chân vào thế giới đó, nhất là khi nó chưa có ngữ tịch. Tôi đọc suyền hay xuyền xền, tức cánh xền là cánh phồng ra, lộng gió và đưa thuyền đi. Về ngữ chứng, G còn giữ được từ xùng xền, hiểu là xùng xình hay thùng thình. Chữ thình này còn đọc là phình, nghĩa là phồng ra, và cánh xền có nghĩa là cánh buồm càng lên vì gió mạnh, phồng to lên và đưa thuyền đi như lướt trên sóng. Từ xền có ngữ chứng hẳn hoi, lại là một âm Nôm, rất phù hợp với nội dung và hình thức của câu: Buồm cao, lèo thẳng, cánh xiền. Câu thơ này có thể hình dung bằng hình vẽ.

(Còn Tiếp)​

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Couverture du livre

Bn Internet đánh máy ca Thư Vin Vit Nam Toàn Cu.

Gs Phm Th Nhung kiểm lại tháng 7 Năm 2015.