Niên Biểu Nguyễn Du (1766 – 1820)

                           Niên Biểu Nguyễn Du
                                                            (1766 – 1820)



1766: Ngày 03-01 (23-11 Ất Dậu): Sinh tại Phường Thăng Long, nguyên quán là Làng Tiên Điền, Huyện Nghi Xuân, Trấn Nghệ An, nay là Tỉnh Nghệ Tĩnh. Tên tự: Tố Như; tên hiệu: Thanh Hiên. Thân phụ là Nguyễn Nghiễm, một quan văn chuyên nghiên cứu sử học và làm thơ bằng chữ  Hán. Mẹ là bà Trần Thị Tần, con gái Bắc Ninh, đẹp và giỏi về ca hát.
1767: Nguyễn Nghiễm (Nhị giáp Tiến Sĩ) được cử từ Tổng Tài Quốc Sử Quán, Tế Tửu Quốc Tử Giám (Viện Trưởng Đại học) lên Đô Ngự Sử.
1768-1769-1770: Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự ra đời,  đồng thời với thơ Hồ Xuân Hương.
1771: Anh em Tây Sơn dấy binh. Nguyễn Nghiễm về trí sĩ, được gia thăng Đại Tư Đồ; kiêm Tham Tụng, sau chuyển làm Thượng Thư Bộ Hộ.
1773: Tây Sơn hạ Thành Quy Nhơn.
1774: Vân Đài Loại Ngữ (Lê Quý Đôn). Nguyễn Nghiễm sung chức Tể Tướng, cùng Hồng Ngũ Phúc vào đàng trong đánh Chúa Nguyễn.
1775: Quân Trịnh hạ Thành Huế. Bên Mỹ, bùng nổ chiến tranh độc lập, kéo dài đến 1783. Nguyễn Nghiễm qua đời tại Tiên Điền.
1776: Tây Sơn hạ Thành Gia Định. Lê Quý Đôn viết Phủ Biên Tạp Lục. Adam Smith viết: La richesse des nations.
1777: Lê Quý Đôn: Kiến Văn Tiểu Lục
1778: Nguyễn Nhạc lên ngôi vua tại Quy Nhơn. Bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du, qua đời, thọ 38 tuổi.
1780: Vụ án năm Canh Tí. Nguyễn Khản (1734 1786), anh cả của Nguyễn Du, bị khép tội mưu loạn với Trịnh Tông, được miễn tội chết nhưng bị bãi chức. Mạc Thiên Tứ qua đời. Đất Hà Tiên được sung vào lãnh thổ Chúa Nguyễn.
         1782: Trịnh Sâm mất; Trịnh Tông lên ngôi chúa, cử Nguyễn Khản làm Thượng Thư Bộ Lại. Lê Hữu Trác viết Lãn Ông Y Tập.
1783: Thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam Trường (Tú Tài). Nguyễn Khản được thăng Thiếu Bảo, cuối năm được thăng Tham Tụng. Nguyễn Du lập gia đình với cô con gái của Tiến  Sĩ Đoàn Nguyễn Thục (1718-1775). Tập ấm chức Chánh Thủ Hiệu Quân Hùng Hậu của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên.
1784: Loạn Kiêu binh ở Thăng Long. Dinh Nguyễn Khản ở Phường Bích Câu bị giật đổ. Nguyễn Khản trốn lên Sơn Tây, ẩn tại nhà người em là Nguyễn Điều, Trấn Thủ Sơn Tây. Lê Hữu Trác viết: Thượng Kinh Kí Sự.
1785: Nguyễn Huệ đại thắng ở Phú Xuân.
1786: Nguyễn Huệ ra bắc diệt Trịnh. Nguyễn Khản qua đời tại Phường Bích Câu. Nguyễn Du khởi sự Thanh Hiên Thi Tập. Lê Hữu Trác: Hải Thượng Y tôn Tâm Lĩnh.
1787: Võ Văn Nhậm hạ Thành Thăng Long. Hoà ước Versailles được kí kết giữa Nguyễn Ánh và Louis XVI (nhưng không được thi-hành).
1788: Nhà Lê mất nghiệp. Nguyễn Ánh tái chiếm Gia Định. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Quang Trung.
1789: Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Lê Chiêu Thống trốn sang Trung Quốc kêu cứu. Nguyễn Du về Quỳnh Côi, sống với anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn, Thị Lang Bộ Lại triều Tây Sơn. Hoàng Quang viết: Hoài Nam khúc. Cách mạng Pháp bùng nổ, phá nhà ngục Bastille.
1792: Vua Quang Trung băng, thọ 40 tuổi. Ngọc Hân viết: Văn Tế Khóc Vua Quang Trung, Ai Tư Vãn. Nguyễn Ánh phản công.
1793: Phạm Đình Hổ: Vũ Trung Tùy Bút; Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án: Tang Thương Ngẫu Lục. Anh em Ngô Thì: Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Vô danh: Phan Trần. Nguyễn Du từ Quỳnh Côi về thăm Tiên Điền, cuối năm vào Huế chơi với anh là Nguyễn Nễ, rồi trở về Quỳnh Côi.
1794: Vẫn ở Quỳnh Côi.
1795: Vẫn ở Quỳnh Côi. Bà vợ Nguyễn Du qua đời.
1796: Vẫn ở Quỳnh Côi. Mùa đông, Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, việc bại lộ, bị tướng Tây Sơn là Thận Quận Công bắt giữ; Thận là bạn Nguyễn Nễ, lại ngưỡng mộ văn tài Nguyễn Du, nên chỉ giam 3 tháng rồi tha.
1797-1780: Về ẩn dật ở Tiên Điền. Đi câu, đi săn, lấy biệt hiệu là Hồng Sơn Lạp Hộ (người săn bắn ở núi Hồng), hoặc Nam Hải Điếu Đồ (gã đi câu ở Biển Nam).
Viết: Thác Lời Trai Phường Nón, Văn Tế Sống Hai Cô gái Phường Vải Trường Lưu. Bắt đầu thai nghén Đoạn Trường Tân Thanh.
1801: Nguyễn Ánh hạ Thành Huế, nhất thống sơn hà. Đặng Đức Siêu viết: Văn Tế Võ Tánh và Ngô Tòng Châu.
1802: Nguyễn Ánh vào Thành Thăng Long. Nguyễn Du nhận chức Tri Huyện Phù Dung (Phủ Khoái Châu, Trấn Sơn Nam, tục gọi phủ Khoái, Hưng Yên). Ba tháng sau, thăng Tri Phủ phủ Thường Tín, cũng thuộc Trấn Sơn Nam. Có thể tiếp tục sửa chữa Đoạn Trường Tân Thanh.
1803: Xây cất Quốc Tử Giám tại Huế (ý muốn chuyển trung tâm văn hóa quốc gia vào kinh đô mới). Quân Anh chiếm Delhi (Ấn Độ).
1804: Vua nhà Thanh công nhận nước Việt Nam. Nguyễn Du được cử tham gia phái đoàn ngoại giao đón tiếp sứ thần nhà Thanh sang tấn phong Vua Gia Long. Hoàn tất Thanh Hiên Thi Tập (78 bài); cáo bệnh xin về quê, khởi sự viết Nam Trung Tạp Ngâm. Phạm Thái viết: Sơ Kính Tân Trang. Phan Huy Ích: dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn ra chữ Nôm (nhưng đây không phải là bản Chinh Phụ Ngâm hiện hành). Kinh Thành Huế được xây cất.
1805: Thăng Đông Các Học Sĩ (ngũ phẩm), tước Du Đức  Hầu, vào Phú Xuân nhậm chức. Hoàn thành Đoạn Trường Tân Thanh tại Huế.
1806: Nhất Thống Dư Địa Chí.
1807: Giám khảo thi Hương tại trường thi Hải Dương.
1808: Xin về quê (Để ý: Nguyễn Du nhiều lần cáo quan, chứng tỏ không khí quê hương đối với ông vẫn êm đềm dễ thở hơn đâu hết).
1809-1812: Cai Bạ Quảng Bình (tứ phẩm): đây cũng là thời gian xem lại Đoạn Trường Tân Thanh. Tác phẩm này đã được viết đi viết lại và xem đi xem lại nhiều lần (đúng như ý muốn của Boileau : Ecrivez quelquefois et souvent effacez / Đôi khi viết và nhiều khi phải xoá). Hoàn tất Nam Trung Tạp Ngâm (40 bài), viết Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh ( theo dự đoán của Hoàng Xuân Hãn).
1813: Thăng Cần Chánh Điện Học Sĩ và Chánh Sứ sang Trung Quốc. Chấm dứt Nam Trung Tạp Ngâm và khởi sự viết Bắc Hành Tạp Lục.
1814: Đi sứ về. Hoàn tất Bắc Hành Tạp Lục (132 bài, viết trong khoảng 8 tháng, giữa lúc việc công bận rộn). Hoàn tất ĐTTT.
1815: Luật Gia Long được ban hành (nhưng chắc chắn không đáp ứng nguyện vọng Nguyễn Du vì bộ luật mới nói chung chỉ là một bản dịch bộ luật nhà Thanh). Thăng Hữu Tham Tri Bộ Lễ (tam phẩm).
         1816: Vụ án cha con Nguyễn Văn Thành-Nguyễn Văn Thuyên. Thuyên bị xử chém, Thành bị bức tử. Vũ Trinh, anh rể Nguyễn Du, vì là thày học của Thuyên, bị đày đi Quảng Nam.
          1817: Việt Nam tái lập bang giao thương mại với Pháp.
          1819: Quân đội Anh chiếm Tân Gia Ba.
         1820: Gia Long băng. Minh Mạng lên ngôi, tiếp tục trọng dụng Nguyễn Du, cử ông làm Chánh Sứ sang Trung Quốc báo tang và cầu phong. Chưa kịp đi đã bị lây bệnh dịch và chết vào ngày 16-09-1820 (10-08 năm Canh Thìn), an táng tại Làng An Ninh, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên, được con là Nguyễn Ngũ cải táng tại Tiên Điền năm 1824. Giấc mơ <<muôn dặm một nhà>> (TK, c. 2435) đã được thực hiện theo ý muốn của Nguyễn Du.


                         

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Couverture du livre

Bn Internet đánh máy ca Thư Vin Vit Nam Toàn Cu.

Gs Phm Th Nhung kiểm lại tháng 7 Năm 2015.