-- Cậy Em - Lê Hữu Mục

Cậy Em

            Lê Hữu Mục       
   
            Ba Phần
          1-713-718: Thuý Vân rất thương chị vì chị đã một mình hy sinh cứu nạn cho gia đình: “Một nhà để chị riêng oan một mình”.  Chữ riêng oan nằm giữa hai chữ một nhà và  một mình trong nhận xét của Thúy Vân chứng tỏ cô em tuy vô tâm nhưng cũng biết lo lắng cho cô chị. Nàng muốn biết lí do gì đã làm cho chị cả một đêm không ngủ. Hai chị em đi đâu cũng có nhau nên Vân cũng biết là chị cũng có một mối tình chi đây, nhưng vì vô tình, nàng không để ý. Bây giờ nàng muốn cho chị nói ra.
            2-719-756: 4 đoạn nhỏ:
            a-719-726: Kiều được Vân hỏi đến mối tình của mình, liền thú nhận ngay là sở dĩ nàng đang lo nghĩ, đang “thổn thức đầy lòng” là vì mối  tình dang dở của nàng. Nàng nói thật: tơ duyên là một từ cổ đồng nghĩa với từ tình yêu ngày nay. Tơ cũng là yêu, mà duyên cũng là yêu (x. ADR), nhưng tơ ngoài nghĩa là yêu còn có nghĩa là một thứ dây, cho nên Kiều nói là “còn vướng mối này”. Nàng còn đang lúng túng vì bị kẹt trong sợi dây oan nghiệt của ái tình. Chưa xong nghĩa là không tìm đươc cách nào để gỡ rối cho mình, để cởi được cái mối tình nó thắng nàng trong một cái nút quá chặt chẽ. Thúy Kiều nói thế để cô em hiểu là nàng đang yêu thiết tha, nhưng đồng thời nàng cũng đủ sáng suốt để tim một cách giảI quyết ổn thỏa với người mình yêu. Nàng nói thật là nàng rất xấu hổ.  Hở môi ra cũng thẹn thùng, nghĩa là nàng cảm thấy bẽ mặt khi phải thú nhận với cô em một chuyện mà giá không có biến cố gia đình xảy ra, chắc cô còn giấu kín. Tuy nhiên, nếu cứ giấu kín ở trong lòng (để lòng) thì lại “phụ tấm lòng của ai”, nghĩa là Kiều không muốn để cho người yêu trách nàng là đã bạc tình, đã “bỏ rơi”người tình mà đi lo chuyện gia đình riêng tư. Ta nên để ý rằng Kiều rất là trân trọng mối tình đầu của nàng. Nàng đã yêu với tất cả tâm hồn, đã thề với người yêu là không bao giờ phụ bạc nhau. Thế mà bây giờ, nàng đã sắp bỏ chàng để đi lấy chồng. Nàng không đứng ở phía nàng để suy luận. Nàng hoàn toàn đứng về phía người yêu, và dự phóng những phản ứng của chàng khi biết nàng sắp bỏ chàng ra đi. Chữ ai ở cuối câu cho ta biết rằng Kiều chưa  muốn cho em biết tên tuổi của người yêu. Nàng cần thấy cách ứng xử của em như thế nào đã: “Cậy em, em có chịu lời”. Từ chịu ở đây là một từ cổ của thế kỉ XVII, có nghĩa là nhận, như ta nói chịu lễ, tức la rước lễ, chịu  chức nghĩa là nhận tước phong, chịu lời là nhận lời, nghĩa là Thúy Vân bằng lòng chấp nhận lời yêu cầu của Thúy Kiều thì nàng mới dám nói rõ hơn. Kiều trịnh trọng mời cô em ngồi lên, tức ngồi lên ghế đàng hoàng, rồi nhận một vái của cô. Sau đó, cô mới bắt đầu câu chuyện. Chắc là sau đó Thúy Vân có ngồi lên, rồi Kiều đã lạy em một vái thật, chứ nếu không, có lẽ Kiều không dám “hở môi”, vì ta biết  rất “thẹn thùng” khi phải thú nhận cùng em mối tình của nàng. Lạy sống, đó là một chuyện vô cùng quan hệ đối với người Á Đông. Lại lạy sống em gái mình, đó mới là chuyện động trời. Có lẽ chỉ xảy ra một lần trong đời sống của hai chị em. Ta phải biết rằng chỉ vì Kim Trọng, vì quá yêu chàng, không muốn cho chàng quá khổ vì sự ra đi của nàng, mà Kiều đã phải hành động như thế. Hành động như một người đã lên cơn điên. Sau khi đã lạy sống Thúy Vân, Kiều mới tiết lộ thực sự: mối tình càng dang dỡ, nàng yêu cầu Thúy Vân chắp nối. Mặc em nghĩa là tự do theo ý em. Nàng để tự do quyết định, nhưng chỉ xin Thúy Vân nghe rõ lời biện bạch của nàng.
          b-727-734: Kiều bắt đầu kể lại đầu đuôi cuộc tình. Đến bây giờ, sau khi đã nhận em một chiếc lạy, nghĩa là đã được cô em bằng lòng, Kiều mới cho cô em biết tên người yêu. Đó là chàng Kim Trọng mà Thúy Vân chắc chẳng lạ gì” khi gặp chàng Kim”, tức là vào thời gian Hội Đạp thanh, gắn liền với Lễ Tảo Mộ mà Thúy Vân cũng có tham dự. Kiều nhắc lại việc đã tặng cho Kim Trọng một chiếc quạt, và chuyện này chưa có gì là quan trọng lắm vì được diễn ra vào ban ngày. Chuyện uống rượu để thề nguyền với Kim Trọng mới khó nói vì nó xẩy ra vào ban đêm. Còn chuyện “sóng gió bất kì” thì Thúy Vân chẳng lạ gì vì nó mới xẩy ra. Kiều cân nhắc với Thúy Vân về việc phải làm như thế nào cho chuyện tình của nàng không gây khó khăn cho bổn phận làm con. Làm sao làm tròn được cả hai chuyện một lúc? Chữ khôn lẽ mà Thúy Kiều đã nói ra khẳng định với Thúy Vân là không thể được, mà chính Vân cũng biết là như vậy. Đó là một lý do cơ bản mà Thúy Kiều đã đưa ra trước hết để thuyết phục Thúy Vân, coi đó là một bằng chứng mà Thúy Vân: Ngày xuân em hãy còn dài”: em còn trẻ quá, em còn nhiều thời gian, chứ không như chị. Chị phải ra đi môt cách cấp tốc, và chị cũng chưa biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Lý do thứ 3 là tình chị em ruột thịt. Thúy Kiều nhấn mạnh: “Xót tình máu mủ, thay lời nước non”. Xót là rủ lòng thương, vì “tình máu mủ”, vì chị em là hai chị em ruột cho nên chị mới dám nhờ cậy em thay chị mà đáp nghĩa chàng. Lý do thứ 4 được gói ghém trong chữ “thơm lây”. Kiều tự cho rằng ra đi là nàng sẽ đi vào cõi chết, và nàng vui lòng chết. Chết một cách sung sướng nếu Thúy Vân thật sự thay thế nàng làm vợ Kim Trọng. Cao cả làm sao mối tình của Thúy Kiều đối với chàng Kim: nàng sẵn sàng chết cho chàng được hạnh phúc, và nàng chuẩn bị bằng cả thân xác và tinh thần nàng cho hạnh phúc của người yêu trở thành hiện thực. Trong các đoạn văn trước, ta thấy Thúy Kiều không bao giờ nghĩ đến bản thân nàng. Tất cả được dâng hiến cho Kim Trọng. Nàng chỉ chú tâm tới quyền lợi của Kim Trọng, tới sự an lạc của chàng, tới hạnh phúc của người yêu. Trong đoạn văn này, thái độ ấy lại càng nổi bật chữ “thơm lây”. Thật hùng biện cho ta hiểu rỏ bề sâu của tâm tư Thúy Kiều dành riêng cho Kim Trọng.
          c-735-748: Thúy Kiều trao lại cho Thúy Vân những kỉ vật của tình yêu. Trước hết là chiếc thoa mà Thúy Kiều đánh mất, nhưng Kim Trọng nhặt được và đem trả lại. Đây là một kỉ vật quan trọng vì nó là đầu dây mối nhợ của cuộc tình giữa hai người.Sau đó là tờ mây là tờ hoa tiên ghi lời thề của hai người tình, tờ này đã được Nguyễn Du nói tới ở câu 447 “ Tiên thề cùng thảo một chương’’.  Kiều dặn Vân một cách rõ ràng: Duyên này thì giữ, tức là tờ hoa tiên thì Thúy Vân phải cất đi để khi nào chàng Kim trở lại, thì đưa cho chàng. Còn cái thoa mà Kiều gọi là “vật này” thì coi như là “của chung” như kỉ vật của mối tình giữa hai chi em và Kim Trọng. Kỉ vật còn là phím đànmảnh hương nguyền. Phím đàn tức là chiếc đàn nguyệt của Kim Trọng mà Kiều đã dùng để độc tấu đêm nào cho Kim Trọng nghe. Mảnh hương nguyền là những miếng trầm đã đốt trong buổi thề nguyền với Kim Trọng. Thúy Kiều thật là con người chí tình. Nàng trân trọng lưu giữ từng kỉ vật liên quan đến người yêu. Trong tương lai, em sẽ vì chị mà “đốt lò hương ấy, so tơ phím này”. Ta không nghe ai nói Thúy Vân biết đánh đàn, nhưng qua lời nói của Thúy Kiều, có thể cô em nàng cũng có một chút khả năng âm nhạc chăng? Tuy nhiên. nếu đi sát vào văn bản, ta có thể biết rằng con người làm chủ từ cho những động từ đốt, so, trông ra, thấy phải là Kim Trọng, người chồng mà Thúy Vân sẽ lấy sau này, mà người ấy, khi nhìn lại những kỉ vật ngày xưa, sẽ thấy hồn nàng hiện về trong tiếng và nhạc hương trầm. Hay ít nhất cũng là thế trong đầu óc giàu tưởng tượng của Thúy Kiều lúc ấy, lúc nàng nói chuyện với Thúy Vân. Hai câu: “trông ra ngọn cỏ lá cây, thấy hiu hiu gió thì hay chị về” là những câu thơ hay nhất trong Truyện Kiều. Ta đọc thấy sự thiết tha say đắm của Thúy Kiều đối với Kim Trọng. Sự trong sáng ngây thơ trong một đam mê mãnh liệt đầy sức sống của tuổi trẻ. Tình yêu thắng sự chết. Đó không phải là một lời nói ngoa, nhất là đối với những con người yêu thực. Kiều tự cho rằng mình đã chết, nhưng “hồn còn mang nặng lời thề”. Nghĩa  là nàng không bao giờ phụ ước với Kim Trọng, không bao giờ nàng bội tín với người yêu. Tin nhau, đó là cơ sở của tình yêu đích thực. Trong bóng đêm mịt mù của âm phủ, nàng sẽ không trông thấy gì cả, sẽ không nói được điều gì. Nàng chỉ xin rảy cho nàng một vài giọt nước tẩy oan.

        d-749-756: Thúy Kiều đã nói với Thúy Vân đủ 30 câu để giãi bày tâm sự và ước của nàng. Tuy có Thúy Vân đang đứng bênh cạnh, và đang chăm chú nghe từng lời nói của nàng, Kiều không thấy cô em đâu nữa. Nàng chỉ thấy Kim Trọng và chỉ muốn nói chuyện với chàng. Nàng nói: “Bây giờ trâm gãy gương tan”: vào giờ phút này, khi em đã quyết bán mình chuộc cha, cuộc tình của chúng ta tan vỡ; “kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”: em không có lời nào để diễn tả được tất cả mối tình to lớn mà anh đã dành cho em. “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”: em chỉ xin phép được vái lạy anh hàng ngàn hàng vạn lần. “Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”: cuộc tình của chúng ta mong manh quá. Đời của em lại cũng mong manh như thế, bất trắc như thế. Tất cả chỉ là lỡ làng, là sai nhịp, là lạc điệu, không có cái gì ăn khốp với nhau nữa! Thúy Kiều thét lên: “Ôi Kim lang, Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”: nỗi hối hận tràn ngập tâm hồn Kiều, làm sụp đổ thế quân bình tâm lí của con người nàng, biến nàng thành cô gái man dại.
       3- 757- 758. Cô gái man dại ấy không còn đầu óc nữa: phách tán hồn bay. Hồn vía là hai yếu tố làm nên sức mạnh tinh thần của con người đã tiêu tan. Thúy Kiều ngất đi và không biết gì nữa.

         Bình Giảng Sơ Lược    
      Ta cần phải đọc kĩ văn này để hiểu rõ hơn mối tình của Thúy Kiều đối với Kim Trọng. Qua bài giảng của Giáo Sư Phạm Thị Nhung, chúng ta đã thấy mối tình của Thúy Kiều đối với chàng Kim có tính cách đam mê sâu đậm như thế nào. Kiều đã giẫm chân lên lễ giáo để sang chơi nhà Kim Trọng vì biết là bên ấy chỉ có một mình chàng. Nàng còn quay lưng trước lễ giáo khi nàng sang chơi với Kim Trọng lần thứ hai. Lúc này đêm đã khuya, khu vườn âm u đầy những bóng tối ma quỷ. Thế mà nàng cứ xăm xăm băng qua, rồi thề nguyền, rồi uống rượu, rồi đánh đàn cho chàng nghe. Tuy rằng nàng có chống cự lại quyết liệt thái độ sàm sỡ của chàng họ Kim, sau đó, nàng lại hối hận là đã quá khăng khít. Nàng chắc chắn rằng nếu đêm hôm đó Kim Trọng sàm sỡ lần thứ hai, liệu nàng Kiều của chúng ta có còn chống đỡ được nữa hay không? Nói như vậy để chúng ta cùng đồng ý với nhau rằng Thúy Kiều đã yêu Kim Trọng một cách say mê đắm đuối. Con đường tình của nàng, chỉ trong một thời gian vài ba tháng, nàng đã đốt giai đoạn để đi đến đoạn cuối cùng. Ta có cảm tưởng rằng đến mức độ này, Kiều sẽ không lùi bước nữa và sẵn sàng kết hôn với Kim Trọng bằng bất cứ giá nào, không kể gì đến lễ giáo, đạo đức, dư luận. Thế mà chữ hiếu đã có sức mạnh đập tan lâu đài tình ái của Thúy Kiều. Nàng đã gánh lấy gia biến như một người con trai, và sẵn sàng làm thiếp, làm hầu, hoặc chết để cứu cha thoát khỏi cảnh tù tội. Có người kết án Kiều là đã bội tín đối với Kim Trọng. Có người cho rằng như vậy chứng tỏ Thúy Kiều chẳng yêu gì Kim Trọng, chẳng qua là đến tuổi dậy thì lãng mạn một chút đó thôi chứ không coi đó là một điều quan trọng. Nói như vậy, những người ấy chưa đọc đoạn văn từ câu 713 đến câu 758. Trong đó, Thúy Kiều đã van xin Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.

          - Mối tình đầu:
          Ai cũng biết đây là một mối tình đầu. Lúc ấy Kiều chỉ mới 18 tuổi là cùng. Nàng chưa yêu ai, dĩ nhiên là trước khi gặp Kim Trọng. Chỉ mới thoáng trông thấy anh chàng văn nhân áo xanh này, nàng đã bị tiếng sét ái tình đánh ngã. Mối tình của nàng phát triển mau chóng và chiếm trọn tâm tư nàng. Kiều tìm thấy ở Kim Trọng một thanh niên thông minh, hào sảng, tài hoa, học thức, và lịch sự. Nàng càng yêu chàng hơn khi thỉnh thoảng được nghe tiếng đàn kìm của chàng văng vẳng. Âm nhạc đã nối kết hai tâm hồn và đã yêu nhau thực sự.
        - Thái độ hi sinh mối tình đầu cho gia đình.
         Khi Kiều cân nhắc: Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn, và khi nàng tuyên bố: Dẽ cho thiếp bán mình chuộc cha. Ai cũng tưởng chữ hiếu đối với Kiều đã nặng hơn chữ tình, nhưng qua đoạn văn trên, ta có thể khẳng định chữ tình của Thúy Kiều đã nặng hơn chữ  hiếu. Ta để ý đến thái độ trịnh trọng của nàng khi nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho người yêu. Ta nên quan sát những lời nàng kể lại cho Thúy Vân nghe khi gặp chàng Kim. Ta đừng quên những câu bất hủ:
             Mai sau dù có bao giờ
             Đốt lò hương ấy, sơ tơ phím này.
             Trông ra ngọn cỏ, lá cây,
             Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
                                                     (cc.714-744)      
    Nói như vậy là nàng cho Thúy Vân biết nàng sẽ chết, và chết cho Kim Trọng được hạnh phúc bên Thúy Vân. Kiều đã yêu Kim Trọng thật sự vì nàng đặt hạnh phúc của người yêu lên hạnh phúc của nàng, sinh mệnh của người yêu trên sinh mệnh của nàng. Nếu có người nào sẵn sàng chết cho người yêu, người đó chính là Thúy Kiều. Tình yêu đã được Thúy Kiều đặt lên nơi cùng tột của đời nàng, nhưng chỉ vì lòng hiếu đối với cha mẹ, nàng đã hi sinh tình yêu. Quyết định này làm cho đời nàng tan nát và nhờ đó ta mới thấy sự hi sinh của Kiều là to lớn. Kiều đã ngất đi trong tay em khi nhận ra rằng nàng đã phụ ước với người tình. Việc ngất đi này rất hùng biện để chứng thực chữ tình đối với Kiều đã nặng hơn chữ hiếu, nhưng đó mới chỉ là tình. Chữ hiếu ngoài lí do tình cảm còn mang thêm sức nặng của lí trí. Do đó, Kiều đã hi sinh tình yêu để bảo vệ gia đình. Ta sẽ thấy rằng khi sống với Từ Hải, Kiều đã không thiếu một thức gì, nhưng chỉ có một điều thực sự nàng không có, đó là hương khói ấm áp của gia đình. Hình như Kiều muốn nói: “ Tôi có thể thiếu tất cả, nhưng không thể thiếu gia đình”. Cũng vì quan niệm của nàng mà Kim Trọng bị thiệt lây, và Kiều bị đau khổ suốt 15 năm trường.

             Bản Ghi Quá Trình Xúc Động của Thúy Kiều
              Khi Cậy Thúy Vân Trả Nghĩa Kim Trọng,
                    Đến Cực Điểm Rồi Ngất Xỉu
Gradation de l'emotion de Thúy Kiều jusqu' paroxysme,
suivi de l'évannouissement


         

755 (12) Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
      Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây (13)
749 (11) Bây giờ trâm gãy gương tan
      Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân
           Trăm nghìn gửi lạy tình quân
      Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
           Phận sao phận bạc như vôi,
      Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
745      Hồn còn mang nặng lời thề
(10) Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai
           Dạ đài cách mặt khuất lời,
      Rày xin chén nước cho người thác oan
741 (8)  Mai sau dù có bao giờ,
      Đốt lò hương ấy so tơ phím này
          Trông ra ngọn cỏ lá tre
      Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về (9)
739 (7)  Mất người còn chút của tin,
      Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa
735 (5)   Chị dầu thịt nát xương mòn,
      Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
            Chiếc vành với bức tờ mây,
      Duyên này thì giữ, vật này của chung
737        Dù em nên vợ nên chồng
(6)  Xót người phận bạc ắt lòng chẳng quên
732  Xót tình máu mủ, thay lời nước non (4)
729   (3)   Sự đâu sóng gió bất kì
      Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
731        Ngày xuân em hãy còn dài,
727   (2)   Kể từ khi gặp chàng Kim
        Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
725   (1)   Giữa đường đứt gánh tương tư
        Giai loan chắp mối tơ thừa mặc em.
723   (0)   Cậy em, em có chịu lời,
         Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa…

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Couverture du livre

Bn Internet đánh máy ca Thư Vin Vit Nam Toàn Cu.

Gs Phm Th Nhung kiểm lại tháng 7 Năm 2015.